mưa bão, bí thư đảng ủy xã và hiệu trưởng Cao thề cùng sống chết với các
em học sinh! Nước lũ dâng mỗi lúc một cao, hiệu trưởng cùng một số giáo
viên bơi từ phòng làm việc tới kí túc xá, phá cửa sổ tầng hai để trấn an các
em, những thầy cô giáo ở bên ngoài kí túc xá thì kết gỗ lại thành bè để đưa
các em học sinh ra ngoài, cứ ba em thành một nhóm. Vì con đường đi vào
trường rất nhỏ nên đội cứu hộ không thể đưa thuyền vào bên trong, họ ở
cách chỗ học sinh hơn trăm mét. Trong tình thế cấp bách, hiệu trưởng Cao
là người đầu tiên nhảy xuống nước, hô hào mọi người cùng nhau làm thành
một bức tường người để các em học sinh đi qua an toàn. Sau tám tiếng
đồng hồ vật lộn với dòng nước lũ, đến hai giờ sáng, toàn bộ một trăm mười
bảy học sinh nữ và ba trăm ba mươi ba học sinh nam đều được đưa đến địa
điểm an toàn ở xã bên. Sau khi đếm đủ số học sinh, hiệu trưởng Cao mới
lên bè. Đúng lúc này, ông nhận được tin dữ: Người mẹ già tám mươi tuổi
của ông bị dòng nước lũ cuốn trôi mất tích.
Sau khi nước lũ rút đi, hiệu trưởng Cao cùng với giáo viên, cán bộ và
nhân viên nhà trường bỏ ra bốn ngày đào bới hơn năm trăm chiếc xe đạp bị
vùi lấp, dọn dẹp bùn đất ứ đọng trong sân trường. Sở giáo dục biểu dương
hiệu trưởng Cao nhưng ông không vui tí nào, vì hai phần ba số phòng học
bị sụp đổ hoàn toàn, tất cả các thiết bị dạy học trị giá cả chục triệu tệ đều
trôi nổi trong nước.
- Tôi không làm hết bổn phận của một người hiệu trưởng. - Hiệu
trưởng Cao ngậm ngùi tự trách bản thân.
Sân trường dựng vô số lều bạt để các em học sinh được đi học trở lại.
Khi đoàn Trương Duệ tới, các em vừa kết thúc giờ học buổi chiều, cắp cặp
sách lục tục ra về. Nhìn những gương mặt nhỏ nhắn, ngây thơ nhưng đôi
mắt buồn bã như đang ngóng trông một điều gì đó, khiến Tích Tích không
khỏi xót thương cho hoàn cảnh của các em.
Cả đoàn cùng tập trung bên ngoài lều bạt, Trương Duệ tuyên bố: