ĐIỀU GÌ KHIẾN KHÁCH HÀNG CHI TIỀN - Trang 118

tính tôn giáo. “Một cuộc hành hương tôn giáo chứa đựng trong nó ý nghĩa to lớn hơn

một hành trình tiến về một nơi nào đó,” ông nói. “Nó bao gồm sự khám phá từ bên

trong, một cuộc tìm kiếm hướng tới những mục đích cao cả, vượt qua mọi rào cản và

nỗi đau về thể chất và cả tinh thần.”

Tiến lên hỡi những “chiến binh” mang màu áo Steeler.

Hầu hết các tôn giáo đều có một tầm nhìn rõ ràng. Ý tôi muốn nói rằng bất cứ tôn

giáo nào cũng đều hiểu rất rõ sứ mệnh của mình, bất kể đó là việc đạt tới một ngưỡng

nào đó của sự siêu thoát hoặc chinh phục một cái đích tinh thần. Và tất nhiên, hầu hết

tất cả các công ty cũng có những sứ mệnh hết sức rõ ràng. Ví dụ, tầm nhìn của Steve

Job đối với công ty Apple vào giữa những năm 1980 được xác định khi ông nói, “Con

người sáng tạo sự thay đổi cho thế giới này. Do đó, con người phải vượt lên trên tầm

của các hệ thống và cấu trúc, và tuyệt đối không được thấp kém hơn chúng.” Hai

mươi năm sau với vài triệu chiếc iPod ra đời, Apple vẫn theo đuổi sứ mệnh này và

không có gì phải nghi ngờ rằng hai mươi năm tới, Apple cũng vẫn tiếp tục đi theo con

đường này. Hoặc hãy nghĩ đến sứ mệnh của nhà sản xuất âm thanh và hình ảnh nổi

tiếng Bang & Olufsen: “Liên tục đặt ra các câu hỏi về những sự bình thường để tìm

kiếm những sự khác thường, những kinh nghiệm dài lâu” hay như cam kết của IBM

“Giải pháp vì một Hành tinh Bé nhỏ.” Cũng giống như các tôn giáo, các công ty thành

công và các thương hiệu thành công đều có một sứ mệnh hết sức rõ ràng, mạnh mẽ và

giàu cảm xúc.

Các tôn giáo thành công cũng xác định mục tiêu là phải kiểm soát được kẻ thù của họ.

Các xung đột tôn giáo xuất hiện từ những buổi sơ khai, và chỉ cần không quá một cái

liếc mắt trên các trang tin cũng có thể thấy việc chọn đứng về phe này chống lại Phe

khác là một cách hữu hiệu để củng cố sức mạnh. Xác định được chính xác các kẻ thù

không chỉ giúp chúng ta có cơ hội củng cố và thị uy sức mạnh mà còn gắn kết bản

thân chúng ta với những người ủng hộ và tin tưởng chúng ta.

Về mặt tâm lý, có thể thấy rất nhiều biểu hiện của việc đấu tranh giữa phe ta và phe

địch trong thế giới tiêu dùng. Ví dụ như Coke đấu với Pepsi, AT&T với Verizon, Visa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.