ĐIỀU GÌ KHIẾN KHÁCH HÀNG CHI TIỀN - Trang 36

Kết quả là gì? Không ngạc nhiên, hình ảnh cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín và

quảng cáo “Daisy” đã tạo một hiệu ứng đáng kể, tạo phản ứng một cách toàn diện lên

phần hạch hạnh nhân của cử tri, một khu vực nhỏ nằm trong não bộ được đặt tên theo

tiếng Hi Lạp nghĩa là “quả hạnh nhân”, có tác dụng điều khiển, bên cạnh những chức

năng khác, sự sợ hãi, lo lắng và khiếp đảm. Freedman đã phát hiện ra phản ứng khác

nhau đối với đoạn quảng cáo tái hiện cuộc tấn công ngày 11 tháng Chín của những

người đảng Cộng hòa và Dân chủ; cử tri đảng Dân chủ phản ứng mạnh hơn rất nhiều

so với người bầu cho đảng Cộng hòa. Marco Iacobini, trưởng nhóm nghiên cứu và là

một giáo sư liên kết của Học viện Thần kinh – Tâm thần lý giải sự khác biệt rõ rệt này

liên quan đến nỗi lo lắng của đảng Dân chủ rằng vụ tấn công ngày 11 tháng Chín

chính là một điểm quyết định giúp George W.Bush tái đắc cử tổng thống năm 2004.

Tom Freedman đã đưa ra giả thuyết rằng nhìn chung, người Dân chủ có tâm lý không

ổn định đối với vấn đề tiềm lực quân sự, khi họ liên hệ tới vụ 11/9 hơn rất nhiều so

với người của đảng Cộng hòa.

Nhưng điều thú vị nhất đối với Freedman đó chính là nghiên cứu của ông cũng đồng

thời cho thấy các kết quả quét não ở vùng hạch hạnh nhân của cử tri có thể được lợi

dụng trong việc thiết kế quảng cáo cho chiến dịch tranh cử, bằng cách sử dụng chính

nỗi lo lắng của cử tri để tạo ra cảm giác an toàn và biến nó thành chìa khóa chiến

thắng của một chính trị gia. Xét cho cùng, sau tất cả, quảng cáo “Daisy” của tổng

thống Lyndon cũng đã giúp ông khẳng định chiến thắng vào năm 1964 bằng việc gợi

ra trong lòng công chúng nỗi khiếp sợ về chiến tranh hạt nhân. Và, như những gì đã

diễn ra, 40 năm sau, lịch sử đã lặp lại khi đảng Cộng hòa đánh dấu sự chiến thắng của

mình vào năm 2004 bằng cách tấn công mạnh mẽ vào nỗi sợ hãi khủng bố trong đầu

của các cử tri. Bất chấp những lời kêu gọi, hô hào vẫn thường xuất hiện trong các

chiến dịch tranh cử như “lạc quan”, “hi vọng”, “cùng nhau xây dựng, không nên chia

rẽ”... thực tế cho thấy, nỗi sợ hãi vẫn có tác dụng. Đó là những gì mà bộ não của con

người nhớ đến.

Mặc dù việc sử dụng công nghệ quét não để thay đổi các quyết định chính trị vẫn còn

chưa đến thời kỳ nở rộ, nhưng tôi tiên đoán rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.