Đột nhiên, bạn thay đổi từ suy nghĩ “Những đôi giày ấy thật xấu xí” sang “Mình cũng
muốn có một đôi giống thế - ngay lập tức.” Ý của tôi ở đây là, đôi khi chỉ nhìn ngắm
một sản phẩm liên tục, liên tục cũng có thể khiến nó trở nên hấp dẫn hơn. Chúng ta
thấy những người mẫu trên các cuốn tạp chí và chúng ta cũng muốn được ăn mặc
giống họ, hoặc trang điểm theo cách của họ. Chúng ta nhìn ngắm những chiếc xe hơi
đắt tiền và nổi tiếng và những căn hộ trang trí lộng lẫy của người khác và nghĩ, mình
cũng muốn một cuộc sống như thế. Chúng ta thấy cậu bạn mới tậu một chiếc màn
hình TV LCD đời mới hay một chiếc điện thoại Bang & Olufsen hiện đại, và thề có
Chúa, chúng ta cũng muốn có một chiếc như thế.
Nhưng các tế bào thần kinh phản chiếu không hoạt động đơn lẻ. Thông thường,
chúng hoạt động song hành với chất chủ vận dopamine, một chất gây hưng phấn
trong não bộ. Dopamine là một trong những chất hóa học gây hưng phấn “nổi tiếng”
nhất ở con người – và các quyết định mua sắm một phần bị điểu khiển bởi các tác
động hấp dẫn do chất này tạo ra. Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một chiếc máy quay phim
kỹ thuật số sáng bóng, hoặc ánh sáng lấp lánh phát ra từ những đôi khuyên tai bằng
kim cương, chất dopamine nhẹ nhàng len lỏi tưới vào não bộ của bạn một cảm giác
thích thú và bạn đã ký vào tấm séc thanh toán trước khi bạn kịp nhận ra (các nhà
nghiên cứu cho biết thông thường chỉ cần một khoảng thời gian khoảng 2,5 giây để
đưa ra một quyết định mua sắm.). Vài phút sau, khi bạn bước chân ra khỏi cửa hàng,
túi đồ trên tay, trạng thái phởn chí trước đó do chất dopamine tạo ra mất dần, và bất
chợt bạn băn khoăn liệu có khi nào bạn thực sự cần cái máy camera chết tiệt này hay
đeo đôi khuyên tai này hay không. Nghe quen tai phải không nào?
Chắc chắn tất cả chúng ta đều đã từng nghe đến cụm từ “chứng mua sắm vô độ”. Và
như tất cả chúng ta đều biết, dù chúng ta nghiện giày dép, đĩa CD, hay đồ điện tử, thì
mua sắm rõ ràng có thể gây nghiện. Nếu không có gì khác, thì việc mua sắm – bất cứ
thứ gì, từ hộp bánh Twinkies đến những chiếc tủ lạnh Maytag đến những chiếc đồng
hồ Bulgari – đã chiếm một phần lớn quỹ thời gian rảnh rỗi của chúng ta. Nhưng liệu
điều đó có thực sự khiến chúng ta hạnh phúc hơn? Tất cả các khoa học đều hướng tới
câu trả lời có – ít nhất là trong một khoảng thời gian rất ngắn. Và liều thuốc hạnh