Sotojima nói xin phép rồi ra khỏi phòng.
Harumi đứng dậy, đi ra phía cửa sổ. Văn phòng ở tầng sáu nên không
thể gọi là cao. Thật ra có tòa nhà cao hơn nhưng cô đã không chọn. Mục
đích là để cô không quá tự tin. Với lại, khi nhìn ra bên ngoài như thế này,
cô thực sự có cảm giác là mình đã tới được nơi cần tới.
Bất giác, cô nhớ lại khoảng thời gian hai mươi năm qua. Một lần nữa,
cô thấm thía rằng bắt kịp thời đại là điều cực kỳ quan trọng trong kinh
doanh. Đôi khi việc đó có thể biến thiên đường thành địa ngục và ngược
lại.
Tháng Ba năm 1990, để xoa dịu cơn sốt bất động sản, Bộ Tài chính
khi đó đã chỉ đạo các tổ chức tài chính thắt chặt việc cho vay. Cụ thể là quy
định về hạn mức. Giá đất tăng cao tới mức phải cần đến một biện pháp như
vậy. Dân làm công ăn lương bình thường đều từ bỏ giấc mơ có một căn nhà
riêng.
Tuy nhiên, những người như Harumi hoài nghi hiệu quả của biện pháp
kiểu này trong việc kìm hãm giá đất tăng. Ngay cả các phương tiện truyền
thông đại chúng cũng bình luận là "chỉ như muối bỏ biển". Thực tế thì giá
đất đã không giảm nhanh chóng.
Nhưng quy định về hạn mức đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Nhật Bản
chẳng khác gì một cú thúc vào mạng sườn.
Đầu tiên là chỉ số Nikkei sụt giảm. Cộng thêm việc Iraq tấn công
Kuwait vào tháng Tám khiến giá dầu thô tăng mạnh cũng góp phần đẩy lùi
nền kinh tế.
Từ đó trở đi, giá đất bắt đầu lao dốc.
Nhưng trong thiên hạ vẫn tồn tại những ảo tưởng về đất đai. Nhiều
người tin hiện tượng này chỉ là nhất thời, rồi giá đất sẽ lên trở lại. Phải đến