“Không phải ạ!” Nàng cười càng rạng rỡ, nói: “Được rồi được rồi, là chữ
Lô có bộ Vương cơ!”
“Có bộ Vương?” Tôi tiếp tục khoe mẽ: “Chữ LU có bộ vương chắc có
hai chữ! Một là lục trong ‘lục lục như ngọc’, hai là lộ trong từ ‘bảo lộ’, tên
em là chữ nào?”
Thực ra trong lòng tôi sớm đã đoán ra tên em một trăm phần trăm là chữ
lộ đó, vì lục là một từ hiếm thấy, không thể nào là tên em được. Quả nhiên,
em nói: “Chính là chữ lộ có bộ Vương bên cạnh chữ lộ trong mã lộ!”
“Ồ,” tôi nói, “quan thiết vân chỉ thôi nguy, bị minh nguyệt hề bội bảo lộ’.
Danh xưng trong thơ Khuất Nguyên, chắc chắn không thường!”
Nói đến đây, tôi cũng không khỏi khâm phục chính mình. Bà nó chứ,
xem ra mấy thứ từ thuở đi học vẫn còn cả đây. Nhớ năm đó vì theo đuổi
một cô nàng khoa Văn mà tôi đã khổ công không ít với Hán văn cổ!
16.
Sau chầu tán bừa vừa rồi, Bạch Lộ bắt đầu nhìn tôi bằng ánh mắt khác.
Ha ha, con gái ai mà chả thích được tâng bốc. Đương nhiên là, anh phải
tâng thế nào cho độc đáo mới được. Một cô gái có nhan sắc như Bạch Lộ,
ngày ngày đám đàn ông con trai bám đuôi em còn nhiều hơn ong trong lùm
hoa, có lời ong bướm ngọt ngào nào mà chưa từng nghe? Muốn thu hút sự
chú ý của em, bắt buộc phải dốc ra chút thực tài. Ha ha, đến đây thì tôi dám
tự tin mà khẳng định một câu, tràng bốc phét vừa rồi của tôi, em tuyệt đối
chưa từng nghe qua. Cái này không chỉ cần một trình độ tu dưỡng văn học
khá cao, mà cần cả khả năng ứng biến cực nhanh! Mấy cậu sinh viên bây
giờ, ngoài ăn cơm đi ngủ cưa gái cũng chỉ còn biết đi vệ sinh, đào đâu ra
hứng thú nghiên cứu di sản văn hóa nước nhà?