ĐIỀU TRỊ BỆNH TẬN GỐC NĂNG LỰC CỦA TÂM BI MẪN - Trang 260

vì nếu nghiệp bất thiện không được tịnh hóa, bạn sẽ tiếp tục phải chịu đựng bệnh
trầm cảm trong các kiếp sau.

Chỉ riêng việc chấp nhận bệnh trầm cảm của bạn cũng đã hữu ích rồi. Bạn có thể
nghĩ rằng: “Tôi đáng phải chịu đựng bệnh trầm cảm này vì tôi đã làm vô số hành
động ác độc nặng nề trong quá khứ.” Hoặc bạn có thể nghĩ rằng, với sự chịu
đựng bệnh bạn đang làm cạn kiệt các nghiệp bất thiện đã tạo ra từ vô thỉ đến nay.
Việc suy nghĩ theo chiều hướng này có thể khiến bạn vui vẻ chịu đựng bệnh thay
vì xem căn bệnh như là tai họa. Khi chúng ta giặt quần áo bằng nước xà phòng,
đầu tiên có rất nhiều chất bẩn được thải ra. Chúng ta xem đó là hiện tượng tốt
chứ không phải xấu, mặc dù ngay lúc đó quần áo chưa trắng sạch ngay. Việc
thực hành con đường tu tập cũng thế. Nghiệp bất thiện có thể lộ ra dưới dạng
bệnh trầm cảm hay sự đau ốm. Điều này không phải xấu, vì nó là dấu hiệu cho
thấy rằng chúng ta đang làm giảm đi nghiệp xấu. Chúng ta nên vui mừng vì bị
bệnh trầm cảm hay đau ốm, vì như vậy là chúng ta đang tịnh hóa các nghiệp xấu
ác nặng nề đã tạo trong quá khứ bằng hình thức chịu đựng một vấn đề nhỏ như
bệnh này trong đời hiện tại, thay vì lẽ ra phải trải qua sự đau khổ ghê gớm trong
nhiều kiếp nơi các cảnh giới thấp. Nếu so sánh với khổ đau trong cõi địa ngục
nóng thì cảm giác khổ đau vì bệnh trầm cảm này chẳng đáng là gì. Chúng ta nên
cảm thấy là được may mắn cực kỳ vì thoát được sự khổ đau nặng nề đó, và vì thế
ta nên xem bệnh trầm cảm của ta như một dấu hiệu thành công.

Khi chúng ta tu tập Chánh pháp, các nghiệp bất thiện có thể lộ ra rất nhanh, và sẽ
được giải trừ khi chúng ta bị đau ốm, bị trầm cảm hay gặp phải các vấn đề bất ổn
khác. Trong trường hợp này thì sự tu tập Chánh pháp chính là “xà phòng và
nước” [làm lộ ra các nghiệp bất thiện]. Đây là cách lý giải vì sao các hành giả tu
tập Chánh pháp thường bị đau ốm hay gặp nhiều trở ngại khi họ tu tập quyết liệt.

Giáo lý đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của việc luôn giữ tâm trong trạng
thái vui vẻ hạnh phúc. Nếu bạn không hạnh phúc, bạn sẽ khiến cho gia đình và
những người chung quanh bạn không được hạnh phúc. Bạn tự giam mình quá
chặt trong sự trầm cảm đến nỗi không mở lòng ra với người khác. Bạn không thể
yêu thương hay giúp đỡ người khác, hoặc làm cho họ được hạnh phúc. Thậm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.