Dinh Dưỡng Học Bị Thất Truyền
| 57
hụt đi nhiều chất dinh dƣỡng (đặc biệt là thiếu vitamin nhóm B), khi đó chức năng
chuyển hóa chất béo của gan bị giảm sút, cơ thể sử dụng chất béo gặp khó khăn, nên
chất béo bị tích lại trong các tế bào gan dẫn đến gan nhiễm mỡ. Đồng thời chất béo
trong gan không đƣợc sử dụng hết sẽ tích trữ trong cơ thể khiến vóc dáng béo phì và
huyết áp cao. Phần lớn mọi ngƣời đồng tình với quan điểm: béo phì là nguồn gốc của
bách bệnh. Thực tế béo phì tuy do ăn quá nhiều, vận động ít... rất nhiều nhân tố gây ra
nhƣng quan trọng hơn hết đó là do chức năng chuyển hóa chất béo của gan gặp vấn đề.
Hơn thế nữa, việc đốt cháy chất béo của gan gặp rắc rối tuyệt đối không phải là hiện
tƣợng độc lập mà là biểu hiện của những rối loạn chuyển hóa của 3 hệ thống. Nhƣng
tại sao khi so sánh rối loạn chuyển hóa protein và đƣờng với rối loạn chuyển hóa chất
béo thì chuyển hóa protein và đƣờng lại không rõ ràng và tình trạng thƣờng xuất hiện
muộn hơn với chất béo? Nguyên nhân là do ngƣời béo phì thƣờng hay bị thiếu protein,
mà protein và đƣờng lại hòa tan trong nƣớc không dễ bị phát hiện khi làm các siêu âm
kiểm tra, không giống với chất béo là các hạt mỡ dễ bị phát hiện ra.
Axit amin A1 + Axit amin A2 + … + Axit amin A12 = phân tử protein
Hình 15: Các axit amin liên kết với nhau thành 1 phân tử protein
Theo nhƣ công thức trên thì có vẻ hơi oan uổng, rất nhiều ngƣời béo phì ngày nào
cũng ăn rất nhiều thịt cá, vậy sao vẫn bị thiếu protein? Khi gan bị tổn thƣơng, chức
năng chuyển hóa của gan giảm sút, những phản ứng tổng hợp nên protein của cơ thể từ
các axit amin mà chúng ta đƣa vào cơ thể thông qua các thực phẩm ăn hàng ngày cũng
sẽ bị chậm lại, thậm chí dừng hẳn. Khi các phản ứng tổng hợp protein chậm lại hoặc
dừng hẳn sẽ dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu tổng hợp nên protein là các axit
amin sẽ tích tụ lại trong cơ thể, mà nguyên tắc là cơ thể không cho phép các nguyên
liệu tích tụ trong nó, cơ thể lúc này sẽ cho rằng nguyên liệu đang bị dƣ thừa nên đã
chuyển hóa các axit amin tích tụ này thành chất béo và dự trữ lại. Ngoài ra, các axit
béo và glycerin lại chuyển hóa thành mỡ nhờ gan, vì vậy mà cơ thể rất dễ bị béo phì,
giống nhƣ ngƣời ta thƣờng nói: “Uống nƣớc lã, hít không khí thôi cũng béo”.
Ví dụ vận động để giảm cân cũng cần phải có đủ dinh dƣỡng, chỉ khi nào dinh dƣỡng
đầy đủ thì vận động của bạn mới an toàn và hiệu quả. Cơ thể chúng ta còn có các cơ
quan bộ phận sống và không sống. Cơ quan sống là những cơ quan mà cơ thể không
thể tồn tại đƣợc nếu thiếu nó. Cơ thể có 5 cơ quan sống là não, tim, phổi, gan, thận.
Những cơ quan khác đều bị liệt vào dạng không sống. Cơ quan bộ phận không sống
lớn nhất đó là tứ chi. Do bảo vệ sự sống cơ thể là điều tối quan trọng nên cơ thể sẵn
sàng hy sinh tất cả để bảo vệ cho các cơ quan sống đƣợc vận hành bình thƣờng. Khi cơ
thể ngƣời thiếu dinh dƣỡng, nó sẽ điều động các chất dinh dƣỡng từ cơ quan không
sống về cơ quan sống. Khi chất dinh dƣỡng đƣợc điều động từ tứ chi nó sẽ có xu thế
chạy về trung tâm. Khi bạn vận động, bạn sẽ cần có tứ chi chắc khỏe nên cơ thể sẽ ép
để chất dinh dƣỡng chạy ngƣợc về tứ chi, lúc này bạn đang giành giật dinh dƣỡng với
cơ quan sống của mình, làm nhƣ vậy chẳng phải nguy hiểm lắm hay sao? Ngoài ra, do
thiếu hụt dinh dƣỡng nên một phần nào đó tại tứ chi của bạn bị lão hóa nhanh hơn, rất
dễ bị tổn thƣơng. Vì khi tứ chi lão hóa, các cử chỉ vận động mang tính kỹ thuật đều
làm không chuẩn, sẽ bị méo lệch, lực bất tòng tâm, nhƣ vậy càng dễ bị tổn thƣơng.