“Cũng giống. Ngoài đời thực trông cậu còn bảnh hơn nữa.”
Bác Diễn lại tiếp câu chuyện:
Liên vẫn đi lại với nhà họ Tôn. Trước mặt họ, Liên không để lộ phần tính
nết xấu của mình ra. Thấy họ đối đãi rất lịch sự, Liên xấu hổ không dám tỏ
ý thô lỗ, thành thử vô hình trung Liên làm cho ông bà Tôn được hài lòng
bằng sự thân mật hồn nhiên của mình. Liên khiến Sa kính phục và đoạt
được cả tâm hồn của Kha. Sự thu đoạt nhân tâm ấy khiến Liên tự phục
mình vì Liên có tính tự phụ, rồi Liên bất giác biến mình thành một con
người có hai bộ mặt trái ngược nhau, nhưng làm thế không phải có ý gì rõ
rệt để đánh lừa ai. Ở một nơi mà người ta thường nói đến Hy bằng những
câu: “Thằng nhãi con thô tục”, “Tệ hơn súc vật”, Liên giữ ý không cư xử
như Hy; nhưng khi về nhà, Liên không có ý giở những phép lịch sự ra, chỉ
tổ làm cho mọi người cười, và nàng cũng không cố ghìm cái bản chất ngỗ
ngược vì nàng giữ thế cũng chẳng khiến ai phục mình.
Kha ít khi có cam đảm đến Gió Hú một cách công khai. Tôi tin là mỗi lần
Kha có mặt ở nhà, Liên không được vui lòng vì sự gặp gỡ của hai người
bạn. Quả thật, khi Hy tỏ ý khinh bỉ Kha ra mặt, Liên không thể hoàn toàn
tán thành Hy như những lúc chỉ có riêng nàng và Hy; đến khi Kha tỏ ý ghê
tởm và ghét Hy, nàng cố gắng chiều theo ý Kha.
Một buổi trưa Hạnh đi vắng. Hy tưởng có thể lợi dụng dịp này để nghỉ
không làm việc. Hy đã mười sáu tuổi. Tuy nét mặt không xấu xí, không ngu
độn, Hy vẫn có cách tạo cho người ta cảm tưởng ghê hãi về cả tinh thần lẫn
diện mạo. Bây giờ thì Hy hoàn toàn không như thế nữa. Độ ấy, sự giáo dục
mà chàng được tiếp thụ một ít đã mất hết ảnh hưởng. Từ sáng sớm đến tối
khuya, chàng phải làm lụng không ngừng. Công việc nặng nề này làm
chàng mất tính tò mò muốn hiểu biết và mất cả tính ưa đọc sách, ham học.
Hy đã cố gắng để không đến nỗi kém Liên về sự học nhưng chàng vẫn bị
thụt lùi lại sau Liên. Mỗi khi bị kém Liên một bước, Hy yên lặng đau khổ
và ngấm ngầm tức. Khi nhận ra rằng mình không thể hơn lên được, Hy chịu
lùi hẳn và không có cái gì có thể lay chuyển được ý định này của Hy. Bề
ngoài của Hy cũng thay đổi theo sự trụy lạc của tâm hồn chàng: dáng đi trở
nên nặng nề, vẻ mặt thô lỗ hẳn đi; tính Hy vốn dè dặt nay trở nên rầu rĩ, u