Hy nói dằn:
“Bảo vú Diễn nói cô mắc bận. Đừng vì hai cô cậu xuẩn ngốc ấy mà đuổi tôi
khỏi nhà. Nhiều lần tôi đã toan phàn nàn về tụi chúng... nhưng tôi không
muốn...”
Liên nhìn Hy bối rối:
“Về tụi chúng... làm sao? Ơ kìa, vú Diễn, vú chải ngược tóc tôi rồi! Thôi,
vú để tôi chải lấy. Anh Hy, anh định phàn nàn về cái gì?”
“Chẳng về cái gì cả... nhưng cô thử nhìn tấm lịch treo trên tường: những
dấu chữ thập ghi những chiều cô tiếp đón anh em Kha, những chấm đen ghi
những chiều cô ngồi nói chuyện với tôi. Cô xem, ngày nào tôi cũng đánh
dấu.”
Liên càu nhàu đáp lại:
“Vô lý hết sức! Làm như tôi phải để ý. Cái đó có nghĩa lý gì chứ?”
“Chỉ có một ý nghĩa, đó là tôi, tôi để ý!”
Liên mỗi lúc một cau có hơn, vặn lại:
“Thế ra lúc nào tôi cũng phải ngồi với anh? Ích lợi gì cơ chứ? Anh biết nói
chuyện gì? Những lúc anh nói chuyện với tôi hay làm cái gì cho tôi vui
lòng, anh chẳng khác nào một người câm hay một đứa trẻ con.”
Hy bực tức lắm kêu lên:
“Cô Liên! Chưa bao giờ cô bảo tôi ít nói quá, chưa bao giơ cô bảo cô
không thích bầu bạn với tôi.”
Liên lẩm bẩm:
“Hừ, bàu bạn cái gì? Khi mà người ta không biết chuyện gì để nói mà cũng
chẳng bao giờ nói gì cả.”
Hy đứng dậy nhưng chưa kịp nói gì thêm ý nghĩ của mình thì đã có tiếng
chân ngựa trên nền gạch. Sau khi gõ cửa rất nhẹ, Kha bước vào, mặt mày
hớn hở vì đã đuợc Liên mời đến chơi một cách bất ngờ. Trong lúc một
người đi ra và một người đi vào, Liên chắc phải chú ý đến sự trái ngược
giữa hai người bạn, cũng như sự trái ngược ta phải chú ý khi đi từ một vùng
mỏ đất núi thảm đạm tới một thung lũng tươi đẹp phì nhiêu. Giọng nói và
lối chào cũng trái ngược như hình dạng. Tiếng Kha nói ngọt ngào, nhè nhẹ
y như giọng của ông ấy, ông Lộc ạ, nghĩa là dịu dàng và không cục mịch