ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 11

Muốn tổng hợp cần vươn tới bậc an hành, cũng gọi là “cung hành” như câu
nói “cung hành quân tử”

躬行君子L.N.VII 32 tức là người tự trọng mình,

tự mình, tự tìm ra nơi mình đủ túc lý để làm việc, không cần quy chiếu đến
cái chi khác.
Khổng Tử nói: “về văn chương học thuật thì hoặc giả ta cũng bằng người,
nhưng đạt tới độ “cung hành quân tử” thì ta chưa có được”. Bởi vì cung
hành là đợt rất cao, rất trong trinh không gì sai khiến được chủ thể, cũng
như chủ thể không hướng ra ngoài. “Quân tử tố kỳ vị nhi hành, bất nguyện
hồ kỳ ngoại” T.D.14. Người quân tử chiếu theo địa vị mình mà làm chứ
không cầu ở ngoài. Ở ngoài là thiên hay địa, nhưng ở lại với mình, đi vào
thâm cung sẽ gặp địa vị con người gọi là “tố kỳ vị” hiểu theo nghĩa siêu
hình là nơi gặp gỡ đất trời, cho nên cung hành cũng gọi được là “hành động
lưu ngũ” khi hiểu chữ ngũ theo ngũ hành nghĩa là nơi đất trời giao hội: trời
ba đất hai, “tham thiên lưỡng địa”. Hai cộng với ba là năm, nên mới nói lưu
ngũ là lưu lại nơi “thiên địa chi giao” tức là nhân vậy. Nói kiểu khác đó là
hoạt động của văn hóa uyên nguyên khi hiểu chữ văn là thập tự nhai đặt
dưới bộ đầu.
Khi nói đến Văn Vương thì không nên nghĩ đến cá nhân Văn Vương nhà
Chu cho bằng là một mẫu người lý tưởng đã đạt tới chỗ đất trời giao hội,
đạt tới đợt an hành. Trung Dung viết: “Văn Vương chi sở dĩ vi văn dã,
thuận diệc bất dĩ” T.D.26,

文王之所以文也。纯亦不已. Điều làm cho Văn

Vương đạt nổi chữ văn là thuần khiết và do đó không ngơi nghỉ.
Nói “thuần hay tinh dòng” là hiểu đã đạt độ “cung hành” không còn bị
ngoại vật sai sử như vì lợi, vì sợ hãi nhưng là an hành như một “Nhơn
Hoàng” an nhiên tự tại ung dung. Chính vì thế không chú trọng đến đối
tượng sang hèn to nhỏ, và văn hóa Viễn Đông không chia ra việc hèn hạ và
việc cao trọng như trong xã hội cổ La Hy: việc hèn để cho nô lệ, việc sang
trọng để cho người thong dong. Viễn Đông không chủ trương thế bao giờ.
Do đó cũng không đặt vấn đề có hay không có vạn vật, vũ trụ có thật hay
chỉ là mộng suông, có cái này hay không có sự kia là những vấn đề đã gây
chia rẽ trầm trọng cho đến tận ngày nay và triết học Âu Châu đều cố găn
thoát ra. Triết lý Nho giáo đã tránh được điểm này: không trùng trình ở chỗ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.