ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 9

ngỡ vô vị lợi (étonnement désintéressé) của triết lý Platon, mà còn có phần
cao hơn là khác. Bởi vì sự bỡ ngỡ thăm hỏi của Platon xét về phương diện
vô vị lợi thì đã vượt qua khỏi đợt lợi hành rồi, nhưng chưa đi tới độ tiền
diện kinh nghiệm tức hiện tiền trực thị với vật, một thứ kinh nghiệm tinh
dòng đến nỗi không còn lạ lẫm tra hỏi nữa, nhưng đã tới đợt an nhiên
không ngỡ ngàng vì đã liễu hiểu, đã đi guốc vào lòng sự vật, mà Nho giáo
kêu là “cách vật” rồi. Thế nghĩa là đã vượt qua đợt ngỡ ngàng tra hỏi.
Người ta chỉ tra hỏi khi chưa đủ quen thuộc, chưa thấu suốt, và do đó còn
kém hơn “an hành”. Bởi an hành bao hàm sự thấu triệt không còn chi đủ
làm bỡ ngỡ nên chỉ còn hành một cách an nhiên không bận tâm tra hỏi nữa.
Thứ đến cần phân biệt hai bình diện một là hiện tượng của khoa học thực
nghiệm hai là bình diện triết lý. Đó là hai bình diện khác hẳn nhau: ở bình
diện hiện tượng thì bất cứ tri thức nào cũng có giá trị tự nội, vì nó là cái
biết cụ thể kiểm soát được và dầu chưa thấy có lợi ích gì, nhưng ít nhất nó
cũng là một tri thức. Ngược lại trong triết lý nếu không có hành đi theo thì
không lấy chi làm cứ điểm đặng phân giải hơn thua. Cho nên người ta chỉ
coi là tri thức thật, tri thức có nền tảng, có giá trị những tư tưởng giàu khả
năng nâng cao tâm hồn, cởi mở lý trí, khơi dậy mọi năng lực trong con
người và vì thế ta gọi là chân lý nóng. Ngược với chân lý nguội, thường
xoay quanh sự vật và thường chỉ là sự thích thú của nhà chuyên môn, hoặc
làm thỏa mãn óc tò mò nhưng không đủ gây sôi động trong tâm hồn.
Những chân lý nguội vì thế khi ra ngoài phạm vi chuyên môn của nó thì
mất giá trị vì không có tiêu chuẩn kiểm chứng, nên thường chỉ là những ý
nghĩ bâng quơ thiếu nền móng như những vấn đề giả tạo.
Theo ý nghĩ trên tiền nhân ta quen nói học hành, nghĩa là chỉ có cái học
thiết cận vào thân tâm, cái học giúp cho con người biết tu thân, biết sống,
biết tổ chức đời sống xã hội, biết lối cai trị tốt hơn hết; sao cho con người
ngày thêm trung thực với bản tính của mình thì đó mới là triết lý có giá trị
và mới đáng học.
Tóm lại cái học chỉ có giá trị khi là chân thực. Muốn đo lường mức độ chân
thực thì trong phạm vi hiện tượng có thể kiểm soát bằng những hiệu quả
hay là sự minh hiển khách quan, hoặc máy móc tinh tế, còn trong triết lý thì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.