Muốn có triết gia thì chương trình phải gây điều kiện thuận lợi cho sự nảy
nở óc triết. Thực ra khi triết gia xuất hiện thì có thể không kể chi tới hoàn
cảnh: dầu không học hay học rất dở cũng có thể vươn lên; nhưng đó chỉ là
trường hợp hi hữu từng thế kỷ chưa vững có được một người. Sự hiếm hoi
này có hai lý do. Trước hết là vì triết lý là môn học cao nhất ở chỗ đòi một
tầm nhìn bao quát vượt moi môn. Các môn học khác gọi là chuyên môn, có
rộng mấy cũng chỉ trong biên cương của mình. Triết lý trái lại tối kỵ
chuyên môn, và sở dĩ cho tới nay triết gia quá hiếm là tại người ta chưa
nhận thức ra điều đó, chưa hiểu nổi ý câu “quân tử bất khí” triết gia không
được chuyên môn, để có được cái nhìn rộng như vũ trụ. Lý do thứ hai hệ
quả của sự không hiểu trên, là khiến chương trình đào tạo triết mang nặng
tính chất chuyên môn của bác học, nghĩa là bắt sinh viên phải biết tư tưởng
của Kant, Descartes, Hegel, nhiều khi cả ý kiến của những hạng xoàng mà
người ta cũng gọi đại là triết gia, cứ như thế trải qua Cổ thời, Thời mới,
Hiện đại, đổ đồng chừng dăm chục ông. Một người thường mà phải nhồi
nhét tất cả bấy nhiêu trong đầu óc thì còn chi nữa là khoan khoái thảnh thơi
mà suy tư, đặng nhìn rộng. Triết sử giết triết học là vì thế. Nay muốn cho
chương trình đã không cản trở mà còn tạo điều kiện cho sự nảy nở tâm hồn
triết nơi các người học thì cần được bỏ bớt phần sử và gia thêm những môn
thiết yếu cho việc kiến tạo một nền triết mới. Đại để nên thêm hoặc nhấn
mạnh mấy phần sau, và chương trình hơn kém sẽ chia như thế này:
40% dành cho triết sử và giảng văn cả ba nền triết Tây Âu, Ấn Độ, Viễn
Đông.
10% triết hiện đại.
20% dành cho các kho nhân văn: xã hội, văn minh sử, tâm phân, tôn giáo tỉ
giáo.
30% dành cho những bài đại luận.
Trước hết cần đặt nổi những bài đại luận vì đây là những bài thử phác họa
(ébauches) nền triết lý mới. Vì thế cần dành cho nhiều giờ và hệ số điểm
cần gấp hai ba là cốt nhằm đề cao phần đào tạo, phần xây đắp mới, hơn hẳn
phần ký tụng thuộc dĩ vãng.
Riêng phần triết hiện đại sở dĩ cần đặt nổi vì nó biểu lộ sự thao thức của