thời đại, vừa đóng góp nhiều khám phá. Nên chú trọng đến mấy người như
Schopenhauer, Nietzsche, Kierkegarard, C.G.Fichte, Husserl, Heidegger…
Ngoài việc khám phá họ còn rất cần thiết để phá đổ cái uy tín giả tạo của
các triết gia cổ thời như Platon, Aristote, Kant, Hegel… vẫn còn đè nặng
trên tâm hồn các người học triết. Cho tới nay các học giả về triết của Viễn
Đông hầu hết bị đổ khuôn trong cái học lý niệm, độc khối một chiều, nên
không nhìn ra được giá trị tâm linh của triết lý Viễn Đông thì phần lớn là tại
mấy tác giả cổ thời đó. Vì thế mà cần đến hiện sinh, hiện tượng luận, là cốt
để rút chân ra khỏi vũng lầy của triết lý quá duy lý trừu tượng cổ điển.
Điểm thứ hai cần đến các khoa nhân văn như lịch sử, văn hóa, dân tộc học,
xã hội học, phân tâm… là cốt đưa người học triết vào bầu khí quen thuộc
của loài người. Điều này cần cho cả hai giai đoạn cổ và mới. Giai đoạn cổ
gọi là hữu vi hay vô vi thì cũng chỉ là một thế giới ý niệm rất xa lạ với con
người. Triết học gia phải mất nhiều thì giờ để làm quen với những ý niệm
đó mới hiểu ra được, mà đến lúc đã quen thuộc thì vừa thấy không ơn ích
cho lắm, nhưng hầu chắc đã trở nên con người vong thân khó thích nghi
được với xã hội loài người, nên bị xã hội coi như những người bất hợp lệ.
Triết học bị khinh rẻ vì đấy.
Để tránh tai họa đó không gì tốt hơn là cho học thêm về các khoa học nhân
văn để người học triết không mất liên hệ với cõi người ta. Vì nhờ đó người
học triết mới thấy được con người trung thực trong môi trường của nó. Sở
dĩ Nho giáo là một nhân bản chân thực là vì đã học hỏi con người trong
môi trường sống động của nó như kinh Xuân Thu, Lễ ký, kinh Thi, toàn là
những sách nói về con người có xương có thịt, sinh sống trong những hoàn
cảnh nhất định. Ngược lại triết học lý niệm đã trở thành phi nhân, phiếm
diện, xa lạ với con người là vì vận hành trong thế giới của ý niệm trừu
tượng, đến độ cắt đứt mọi mối liên hệ với thế giới thực tại cụ thể.
Vì thế tiếp xúc với các khoa nhân văn là làm một công hai việc, vừa trở về
với bầu khí triết Đông, vừa đi vào thời mới với những khoa học mới là các
khoa nhân văn…
Đây là một chặng cực kỳ phong phú với những khám phá bất ngờ, nó dễ
giúp cho triết học gia nhận thức ra được những giá trị rất ơn ích quy tụ