xét cho rằng triết Đông không biết chuyển đạt tư tưởng. Sự thật thì khác
hẳn: người xưa truyền đạt tư tưởng còn hiệu nghiệm hơn người nay cả trăm
lần so với mức độ triết cổ điển truyền bá trong các xã hội Tây Âu vì thế
chưa một nền triết Tây Âu nào truyền bá rộng được đủ để phổ cập như một
tôn giáo kiểu triết Đông. Triết Đông cũng có khi gọi là tôn giáo vì lối
truyền thông thực thần tài. Những tư tưởng triết lý cao thăm thẳm mà hầu
như không hang cùng ngõ hẻm nào lại không biết đến dăm ba câu, chẳng
hạn như “nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận, tập tương viễn”. “Tam
tài giả thiên địa nhân”… Người nay không nhận ra chỗ tài tình đó, nên đi
hạ giá người xưa cho là “tri thực nhi bất tri danh” rồi kết luận “giai bất tri
dã”. Nói thế là tỏ ra đã hoàn toàn theo lưu tục của thời nay, thời của nền
“văn minh nói” nên cho “tri thực nhi bất danh” cũng chỉ có giá trị ngang
hàng với “tri danh nhi bất tri thực”, mà chính ra “tri thực nhi bất chi danh “
cao hơn hẳn “tri danh nhi bất tri thực, vì “tri thực nhi bất tri danh” thuộc
“tự thành minh giả vị chi tính”, còn “tri danh bất tri thực” thì chưa đáng kể
là giáo, mặc dầu giáo còn ở dưới tính, theo câu “tự minh thành vị chi giáo”
T.D. Tức là biết rồi hiện thực thì gọi là giáo còn “hiện thực rồi hiểu sau là
tính”. Tri thực nhi bất tri danh đã kể là tính. Còn tri danh nhi bất tri thực đã
đáng kể là giáo đâu?
Thứ đến là tỏ ra chưa nhận xét được sự phân biệt quan trọng là triết Đông
có tri danh nhưng là Danh chỉ thị (parole indicative) còn danh biện giải
(parole explicative) cũng không phải là không có, chẳng hạn từ Luận ngữ
đến Chu Hy ta thấy có 4 đợt tiến trong lối trình bày.
Luận ngữ là một lời nói, một khúc của câu chuyện.
Đến Mạnh Tử thì đưa ra cả một câu chuyện dài làm khung.
Đến Tuân Tử thì viết theo lối cảo luận.
Cuối cùng đến Chu Hy thì bước vào hệ thống tư tưởng.
Tuy nhiên danh biện giải không được chú trọng nhiều như Tây Âu, vì đã có
phần lễ và nhạc. Lễ nhạc là một lối giảng diễn triết lý nhưng không bằng
lời mà bằng dáng điệu, bằng hành vi, bằng cử chỉ, bằng hát và vũ… Vì thế
mà quan trọng đặt lên danh chỉ thị, bởi đó là một lối văn hóa đi vào chiều
sâu (culture intensive) có tầm ảnh hưởng rất êm đềm nhưng thấm nhập. Chỉ