Riêng ta hỗn độn.
Cũng như Trang Tử chủ trương “Tề vật luận” mọi sự san phẳng, không
phân biệt thị phi, sinh tử, hữu vô… Tề thị phi, tề sinh tử, tề hữu vô…!
Nhưng theo con đường diễn tiến của tâm thức thì phải đi từ đơn tới kép để
rồi tổng hợp kép đơn, thì nhất định phải qua giai đoạn “sát sát”, ở lì lại đợt
đồng nhất tức là đi ngược thiên nhiên: bỏ uổng phí các kinh nghiệm thâu
lượm được trong tiến trình biện biệt (procès de différenciation) cho nên
Trung Dung nói “Hoà dã giả thiên hạ chi đạt đạo dã” mà không nói đồng dã
giả… là vậy.
Thế mà muốn tới hòa thì phải kê sát: phải phân biệt ngã với vật. Và cả hai
lại phân ra nhiều khía cạnh: nghĩa là cứ chia ra mãi, nhận thức thêm rành
mạch. Giai đoạn này tâm lý kêu là différenciation có thể dịch là kê sát biện
biệt. So với giai đoạn mông muội thì kể là thoái hóa phần nào: đang đồng
nhất lại hóa ra tách rời tất trở nên yếu hèn. Tuy nhiên đó là những bước
thiết yếu không có không vào được Hòa, nên biện biệt tuy là cơn bệnh,
nhưng là bệnh sốt rét vỡ da để sửa soạn cho việc lớn tiếp. Vì thế kê sát,
phân tích phải là một chiều kích của con người, nó sẽ thêm vào cho con
người sự ý thức, nghĩa là sẽ nhận thức ra thế giới bên ngoài khác với mình
khác với tha nhân, tránh nạn trầm không u tịch của thể Đồng. Cho nên cá
nhân hóa cũng là sự cần thiết cho con người trở thành tròn đầy viên mãn,
tận được kỳ tính. Cá nhân cần cho chữ ký. Và đó là sự đóng góp quan trọng
nhất của triết Tây. Cá nhân hóa rất cần thiết để cho có ý thức thì mới tiến
Hòa. Ở Hòa sẽ gặp lại được nhất trí như ở giai đoạn Đồng nhưng thêm ý
thức về từng ngành ngọn chi li. Chính vì Lão Trang quá chán ngán với
những cảnh lộn xộn đương thời, hậu quả tất yếu của giai đoạn phân tán, mà
lại chưa đạt hẳn giai đoạn hòa, nên lòng chưa bình thản. Do đó chưa hẳn có
một tâm trạng thư thái, an nhiên, chưa đạt “thủ lĩnh đốc”. Rõ rệt nhất là câu
chuyện Khổng đến học hỏi với Lão về Lễ liền bị mắng trách nặng lời. Đọc
lên ta không khỏi ngạc nhiên tại sao những bậc hiền triết với nhau, mà Lão
vẫn chủ trương khiêm nhu mà lại nói lên những lời gay gắt như vậy. Nhất
khi tố cáo Khổng là kiêu khí, đa dục thì càng lạ hơn. Xưa nay học giả nào
cũng cho Khổng là khiêm tốn. Ngay một việc lặn lội đàng xa đến xin học