hỏi đã nói lên điều đó. Đức khiêm tốn cầu học của Ông tỏ ra ngay lúc đi
đường cũng tìm người hơn để học với: tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư
tai…
Và sau khi Ông bị qưở nặng vẫn bình thản, nói những lời đề cao Lão cho là
con Rồng… Đó là một sự lạ. Theo tâm lý các miền sâu thì những điều Lão
gán cho Khổng: kiêu hãnh, đa dục, đa ngôn, lại chính là điều đang đầy tràn
trong Lão, nên Lão đang lo âu đêm ngày để trừ khử. Bởi thế nên hễ gặp dịp
là vô thức nơi Lão liền chiếu hắt lên tha nhân cái bóng tối của mình. Ngược
lại những điều gán vào miệng Khổng khen Lão là con Rồng ẩn hiện khó
lường lại chính là hình ảnh lý tưởng mà người đặt truyện nhìn thấy nơi
Khổng một cách vô thức nên gán cho Lão, nhưng chính Khổng mới là
Rồng mà không phải Lão. Lão ở chỗ nào ai cũng biết, vì Ông nói lên rất
nhiều: đó là chỗ vô vi. Rồng phải hiểu như thần, mà “thần vô phương”
không nhất định ở nơi nào như trong quẻ Càn nói có lúc “tiềm long vô vi”
có lúc “hiện long tại điền” hữu vi (thướng há vô thường duy biến khả thích)
Ht. VIII. Sáu hào chỉ sáu trường hợp hiện thực chữ trung cách khác nhau
hợp với 6 lối xử sự khác nhau: vô khả vô bất khả. Đó là ông thánh tuỳ thời.
Đành rằng đây chỉ là câu chuyện giả thác, nhưng người đặt chuyện lột được
tinh thần Lão hay đúng hơn cùng một tâm trạng, tâm trạng chưa hẳn an
nhiên bình tĩnh, hãy còn trong đối kháng. Chính tâm hồn đối kháng này đưa
lại cho tư tưởng Lão Trang một sự hấp dẫn đặc biệt, thứ hấp dẫn gắn liền
với phe đối lập. Người đối lập đứng ngoài cuộc xem thấy rõ hơn, cũng như
không ý thức hết các khó khăn trong việc xây dựng nên bao giờ cũng thách
giá cao hơn phe xử thế phải chịu trách nhiệm Hãy lấy một câu thông
thường làm thí dụ. Lão Tử bảo “dĩ đức báo oán” khác với “dĩ trực báo oán”
của Khổng. Ngồi trong phòng học, nhất là khi còn trẻ giàu lòng quảng đại
thì câu nói của Lão nhất định cao hơn rồi. Nhưng nếu đứng vào địa vị xử
thế, địa vị chính quyền thì câu “dĩ đức báo oán” trở thành phóng nhiệm
không xài được. Chẳng hạn nếu mỗi khi bắt được du đãng quả tang ăn trộm
hay làm bậy thay vì phạt tù tội (dĩ trực) lại (dĩ đức) thí dụ thưởng cho vài
ba chục ngàn thì Saigon chưa chắc đã sống nổi vài ba tháng chăng. Chính
vì đứng trong thế kiến thiết; nói để mà làm, Khổng bắt buộc phải nói “dĩ