trực báo oán”. Đời sống chung đòi phải như thế mới duy trì nổi trật tự, kỷ
luật. Còn khi xét về đời sống tư, thì Khổng Lão có lẽ như nhau.
Công Bá Liêu tố khổ học trò Khổng là Tử Lộ với nhà cầm quyền đương
thời là Quy Tôn, Cảnh Bá đem chuyện đó mách Khổng Tử và nói thêm
mình có thể làm cho Công Bá Liêu bị chết phơi thây ngoài chợ (L.N XIV
38). Đó là dịp rất tốt để “dĩ trực báo oán”. Ta hãy xem Khổng Tử xử sự ra
sao. Ông nói: đạo thịnh được là do mạng. Đạo suy đồi cũng là do mạng.
Công Bá Liêu có làm chi được mạng đâu? Trong câu đó ta thấy chữ “dĩ
trực báo oán” rất rộng rãi. Ông đổ cho mạng mà chính ra ông rất ít nói tới
mạng.
Vậy khi đối chiếu hai học thuyết cần tránh lối duy danh căn cứ vào lời đã
tách biệt ra mà luận, nhưng phải đặt vào đồng văn không những thuộc sách
vở mà cả vị trí của người nói cùng với những hậu quả của mỗi câu mới
nhận ra thực chất của nó. Và nếu làm thế thì ta thấy những lời đả kích của
Lão Trang cho Nho giáo là Hữu vi chỉ dùng cho bọn tiểu nhân nho, bọn hủ
nho hương nguyện, bọn nho của vua quan chuyên chế, mà không đúng với
quân tử nho của Khổng, Mạnh và những triết gia chính thống. Những bậc
này là những hiền triết đã vượt ra khỏi bình diện nhị nguyên đối khánh hữu
với vô rồi. Họ đã ra khỏi đợt lấy đức đối chọi với oán để đi lên trực ra khỏi
động chống tĩnh để tới đợt nhất động nhất tĩnh, ra khỏi hữu tình với vô tình
để vào tiết tình, thâm tình v.v… Tóm lại họ đã ra khỏi hữu vi cũng như vô
vi để lên bình diện an vi.
5.Từ vô vi tới an vi
Thuật ngữ an vi không có trong triết Đông, nhưng chúng ta có thể dùng tài
liệu như những câu: “thân lao nhi tâm an, vi chi, “
身勞而心安之 (Tuân Tử:
thân xác nhọc mà lòng an thì cứ làm) để đưa ra thuật ngữ an vi, tương
đương với an hành. Tưởng cần một thuật ngữ mới để tránh sự hàm hồ gây
ra bởi chữ vô vi: vô vi sẽ là đối cực với hữu vi, cả hai còn trong bình diện
nhị nguyên, còn an vi sẽ chỉ tâm thức nhất nguyên luỡng cực vượt ra khỏi
nhị nguyên không hữu cũng như vô, không chống đối nhưng là thâu hóa.
Nói an vi là trong trường hợp đi với hữu vi vô vi. Còn nói chung thì nó là
đợt trung dung: “hữu nhược vô, thực nhược hư, “
有 若 無 實 若 虛 (L.N