Thời này sẽ được gọi là:
2. Triết học Viễn Đông cận đại.
Và có thể chia ra bốn giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn nhất gọi là khảo đính với người nổi nhất là Đái Đông Nguyên
(1734-1777). Đặc sắc đầu tiên do ảnh hưởng Tây Âu là trào lưu khảo đính
kinh văn để tìm về nguyên nghĩa. Khuynh hường này phát hiện vừa do sự
tiếp cận với nền văn hóa Tây Âu làm việc có phương pháp kiểu khoa học,
vừa do khuynh hướng chống đối nhà Mãn Thanh ngoại quốc, đã bám víu
vào “Tống nho” và đặt ra ngục văn hóa để đàn áp những sĩ phu chống nhà
Thanh. Do đó sĩ phu chủ trương cần phải trở lại nguồn, nghĩa là cho tới
Hán nho và vì thế danh từ Hán học được thịnh hành từ đấy.
Theo quan điểm chúng ta nhận xét thì việc dừng lại ở nhà Hán là điểm sai
lầm vì đi chưa tới nơi. Sao không vượt qua Hán qua tiên Tần để tới Khổng
Tử làm cửa đặng vượt lên nữa cho tớ ngọn nguồn của Nho nguyên thuỷ,
Nho của Bách Việt. Chính sự dừng bước quá sớm này đã làm hư cả hai
trăm năm Hán nho thời mới.
Người chủ trương nổi nhất giai đoạn này là Đái Đông Nguyên một người
có cái học uyên bác nhất đời Thanh sẽ ảnh hưởng đến những người như
Lưu Phong Lộc và Khang Hữu Vi sau này. Đại để cái học ấy mang sắc thái
khoa học: có khảo chứng, phân tích, đối chiếu, phê bình nội và ngoại bản
văn. Nhưng vì không đi xa hơn nên chỉ sản ra được những nhà nghiên cứu,
phê bình có tiếng về bách khoa. Giai đoạn khảo chứng này kéo dài cho tới
năm Mậu Tuất (1898) thì bước sang giai đoạn hai.
b) giai đoạn tôn giáo với Khang Hữu Vi (1858-1927) mà nhiều người coi là
tiền phong của triết học Trung Quốc hiện đại. Khang có viết mấy quyển
như “Nguỵ kinh khảo”, “Khổng Tử cải chế khảo”, và “Đại đồng thư” để lên
án cái học cổ truyền đã bị xuyên tạc do Lưu Hâm và lũ Trịnh Huyền đề cao
cổ văn, nên người sau không nhìn ra được đại nghĩa. Ông cho rằng phải
khảo đính kim văn mới nhận thấy rằng Khổng Tử đã nhìn thấy cả và chia
đường tiến của nhân loại ra ba giai đoạn mà ông gọi là Cứ loạn, Thăng bình
và Thái bình. Theo câu tam thế của Xuân Thu.
Cứ loạn: là căn cứ loạn thế khi đó là xuất phát điểm “nội kỳ quốc nhi ngoại