chư Hạ” nghĩa là thuận nước mình mà xa các nước khác trong Trung Quốc.
Thăng bình thế, thì thân các nước trong Trung Quốc mà xa các nước ngoài.
Thái bình thì hết phân biệt xa gần, những nước lớn cũng như nước nhỏ kể
như một, đó là Đại Đồng. Khổng Tử sống vào đời cứ loạn, ngày nay lúc địa
đã thông nhau là tiến đến thăng bình thế, rồi ngày sau đại địa lớn nhỏ xa
gần như một, ranh giới bãi bỏ, chủng tộc không phân, thì như một. Đó là
Thái bình hay đại đồng. Vì đề cao kim văn nên ông đã mắc vào cái tật tai
dị, âm dương sấm vĩ của kim văn, và đã bóp méo kim văn theo sấm vĩ để
minh chứng chủ thuyết của ông, mà cùng đích là đưa Nho giáo theo lối ông
nghĩ lên địa vị quốc giáo. Sở dĩ ông đã đi đến kết luận đó vì tình trạng bi
đát của nước Tàu lúc ấy đại để như sau:
Năm 1840 nước Anh gây chiến tranh nha phiến.
Năm 1860 liên quân Anh Pháp vào đốt phá Bắc Kinh.
Năm 1850-1864 Hồng Tú Toàn khởi binh lập thái bình thiên quốc. Nhà
Thanh được ba tướng ra dẹp giặc là Tăng Quốc Phiên, Tả Tôn Trường, Lý
Hồng Chương. Tăng và Lý đều theo Tây cho lập xưởng đúc súng đóng tàu.
Nhưng năm 1895 quân Pháp thiêu huỷ hết. Năm 1894 bị Nhật đánh chìm cả
hạm đội.
Do đó Khang kết luận rằng mô phỏng kỹ thuật Tây Âu chưa đủ, cần phải
bắt chước cả chính trị và tổ chức Tây Âu, trong đó họ Khang lưu ý đến vấn
đề tôn giáo nhiều. Vì thế mà ông cố đem Khổng giáo lên địa vị quốc giáo.
Xét về phương diện triết thì là tái bản khuynh hướng ma thuật trong một
hình thức mới mẻ có vẻ khoa học hơn mà thôi. Và ta có thể coi ông là
người sau cùng của thời đại kinh học đã có công gây nên phong trào duy
tân để đưa đến cuộc cách mạng và đã đóng góp cho sự hiểu kinh văn ít
nhiều. Vì thế mà đáng được người sau nhắc nhở.
c) Giai đoạn ba là danh lý với Hồ Thích.
Từ ngày Đông Tây gặp gỡ, xảy ra chuyện nhiều người tiếc cho Viễn Đông
đã không thiết lập nổi một khoa danh lý như của Aristote. Nhiều người đi
xa hơn nữa đã quy nguyên sự kém cỏi Viễn Đông vào đó. Nên chi những
sách Tây được dịch sang tiếng Trung Hoa thì danh lý đứng vào hàng đầu
(Précis 332-336).