Tuy đắc ngu dân chi dục,
Bất hợp trí giả chi tâm
Luận hành Q.23 T.IV.131
Lục Tượng Sơn nói:
“Cái thực bị che mất không khi nào bằng lúc cái danh đã được tôn trọng.
Cái đạo hỏng không bao giờ bằng lúc đã được thuyết minh tường tận xác
xuất” (Kim II.186)
Những điểm này tế vi thuộc bình diện tâm linh. Hồ Thích bị “giáo dục”
trong bầu khí “ích dụng” vật chất thì làm sao thấy nổi nữa.
Giai đoạn duy vật với Phùng Hữu Lan.
Sau Hồ Thích 30 năm thì đến Phùng Hữu Lan. Năm 1933 họ Phùng cho
xuất bản một bộ sử triết học Trung Quốc hơn một ngàn trang và năm 1947
nhân dịp qua Mỹ ông tóm lược thành quyển Précis de l histoire de la
Philosophie chinoise như ta thấy hiện nay tại nhà Payot.
Giới thiệu quyển này ông Demíeville cho đó là quyển sử triết học Trung
Hoa đầu tiên có mạch lạch và độc đáo. Ông cũng cho rằng họ Phùng đã
hiểu đủ văn hóa Tây Âu để không đến nỗi bóp méo việc trình bày triết
Đông.
Năm 1949, Phùng Hữu Lan được giải thưởng Stanislas Julien của Hàn lâm
viện Pháp. Hiện nay bộ sử lớn đã được dịch và xuất bản bên Anh Mỹ
Sau hai bộ sử triết của họ Hồ và Phùng chưa có bộ nào khác được chú trọng
bằng và hiện tình triết học Viễn Đông còn ở đó, chưa tiến thêm được bước
nào quan trọng. Do đó ở đây chúng ta tìm hiểu lập trường hai họ Hồ và
Phùng về khía cạnh luận lý, bởi đó là điều cần để tiến thêm bằng cách tiếp
tục hay bằng lối cách mạng.
Ông Demiéville cho rằng họ Phùng biết về triết Tây chưa đủ để làm một
tổng hợp Đông Tây bởi vì trình bày phương pháp Vô như là nét đặc sắc của
Đông phương, mà thực ra ý niệm vô cũng có bên Tây phương, nhưng ở
những tác giả mà họ Phùng không biết như môn triết Stoa, hoặc khoa thần
học tiêu cực hay là chủ thuyết “bất tri cách thông minh” docta ignorantia
của Nicolas de Cue (Précis 9).
Chúng tôi đồng ý với Demiéville ở chỗ đó và còn muốn kể cả đến Plotin,