ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 79

huyền sĩ Eckhart… mà ông không trưng ra. Vì những tác giả đó có nói đến
Vô rõ hơn rất nhiều.
Chúng tôi không hiểu họ Phùng có biết đến mấy tác giả vừa kể trên chăng?
Nhưng Phùng Hữu Lan có lý khi không nhắc nhở đến họ, không phải vì
những tác giả đó không có giá trị, trái hẳn lại là khác vì nơi họ có rất nhiều
yếu tố huyền niệm gần Đông phương hơn, nhưng bởi họ đã bị đày ải,
không được truy nhận. Tiếng của họ bị chôn vùi dọc dài qua lịch sử triết
học lý niệm và nền triết học nằm gọn dưới phủ việt của Aristote “người mà
theo Simon Weil, đã đào lỗ chôn huyền niệm”. Vì thế mấy tác giả kia chỉ là
những con nhạn lạc loài bị xua đuổi không gây nổi ảnh hưởng nào trên
hướng đi của triết học hàn lâm, trường ốc. Do đó không nhắc tới họ khi nói
về triết học Tây phương không phải không có lý do. Đó là chỗ đúng tôi tán
đồng họ Phùng.
Nhưng chúng tôi cho rằng họ Phùng chưa biết triết Tây đủ: không phải vì
ông đọc ít, ông đọc cũng nhiều như các triết công Tây Âu thời ông nghĩa là
nhiều lắm, nhưng cũng như họ, ông không hiểu hết triết Tây. Và chúng ta
phải xếp ông cũng như chúng ta xếp họ và thế hệ trước, một thế hệ chưa
bước vào khúc quanh của triết học chưa hiểu mấy tác giả mới như
Kierkegaard, Nietzsche, Jaspers, Heidegger, và chưa biết đến những âm
vang gây ra do những khoa như vi vật lý, hoặc uyên tâm v.v…
Tôi không bảo là đọc những tác giả đó là điều cần thiết để trở nên triết gia.
Càng không cần biết Platon, Aristote, Kant. Biết bao người có đọc những
tác giả đó đâu mà cũng vẫn là triết gia ưu tú. Vì triết trung thực nằm trong
sự thấu triệt thuần nhất, nằm trong cái hơi hưởng linh động hóa được các tư
tưởng của họ (như Lão, Khổng, Long Thọ, Mã Minh…) chứ không phải ở
chỗ đọc nhiều hay đọc đủ. Bao giờ mới gọi là nhiều và đến đâu mới là đủ?
Không thiếu người nghĩ rằng phải đọc những tác giả cổ điển mới thành triết
gia. Thực ra đó chỉ là cần để thành triết công theo khuôn khổ triết học
trường ốc, thế thôi; chứ nó không cần để thành triết gia, càng không cần để
trở thành hiền triết. Tuy sự biết kia có tăng gia một thứ uy tín nào đó thuộc
văn học hàn lâm hay nếu có sự giúp, nhưng là điều kiện cần mà không đủ.
Đa văn đa kiến dầu sao cũng mới là thứ tri, cái biết xái nhì. Điều quan

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.