ĐỊNH HƯỚNG VĂN HỌC - Trang 83

nền văn hóa Tây Âu. Nhưng thiếu sâu vì đã không một ai thấu đến căn để
triết học Tây phương. Thế mà chỉ hiểu có đợt ngoài thì tất nhiên có mặc
cảm tự ti đè nặng chĩu trong tâm hồn. Bởi vì triết Tây nếu xét có vòng
ngoài thì nổi vượt hơn triết Đông ở chỗ có hệ thống nguy nga, khúc chiết,
lý giải minh bạch là những đức tính đứng chắn bên ngoài không cho nhìn ra
cái thiếu sót căn để bên trong. Ngược lại triết Đông xem vòng ngoài thì
thua sút, thiếu hệ thống, thiếu mạch lạc, thiếu “sáng tạo, thiếu đổi mới”,
thiếu những ý tưởng tân kỳ ngộ nghĩnh và chỉ đi sâu vào tận cùng mới nhận
ra cái nòng cốt vững chắc là nhân tính của nó.
Nền tảng đó đã đặt trên chữ Trung Dung theo nghĩa là “Trung lập nhi bất
ỷ”: đạo Trung Dung không có cậy dựa vào cái chi ở bên ngoài con người,
dẫu là ý tưởng pháp luật hay đạo lý gì gì đi nữa. Đó là bài học quý giá nhất
của triết lý Đông phương có thể coi là sứ điệp gửi cho nhân loại trong vận
hội đang đi tới, thế mà thế hệ Thanh nho cũng như tân học đã không nhìn ra
vì để cái học chi li khảo đính che lấp mất cái Đại thể Viên Dung, là cái hồn
sống trường cửu xuyên qua các thể tài khác nhau của các đời kế tiếp. Chính
nó mới là cái chủ đạo đầy sức linh động và là nét đặc trưng của đạo lý
Đông phương. Vậy mà những thế hệ mới đã để trụt mất cái tinh ba đó, rồi
chỉ mải mê về mặt khảo đính, tuy có vẻ khoa học khách quan, nhưng khách
quan có nghĩa là lạnh lùng thiếu hướng, thiếu sinh động và như thế là đánh
mất nền thống nhất, đánh mất óc biện minh và cái học trở nên kềnh cơi mà
nghèo nàn, vụn mảnh, quay lông lốc. Do đó xô nhau đi moi móc tất cả
những gì chẳng có bao nhiêu giá trị miễn là có nhiên liệu để khảo cứu. Đó
là đại để bước đầu tiên trên tiến trình Tây học mà thực chất là tan nát hóa.
Nó đã sản ra thế hệ tri thức bất lực không đưa ra nổi một yếu tố nào đủ sức
thống nhất những mớ tri kiến rời rạc thâu góp bừa bãi không hướng tiến,
không linh hồn. Trong phạm vi tư tưởng thuần lý còn chưa thống nhất được
như thế, làm sao đưa nước theo một chiều hướng được. Và như thế là dẫn
nhau đến các mò mẫm, dọ thử lung tung.
Bước mò mẫm thứ nhất đã đến với những người như Khang Hữu Vi toan
biến Nho giáo ra một quốc giáo có tổ chức như kiểu những tôn giáo thuần
tuý. Với họ Khang chúng ta còn có thể hiểu được vì lúc ấy người Viễn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.