ĐỊNH MỆNH CHIẾN TRANH - MỸ VÀ TRUNG QUỐC CÓ THỂ THOÁT BẪY THUCYDIDES? - Trang 245

người Hà Lan Hugo Grotius đề xuất ý tưởng về một xã hội đơn nhất,
toàn cầu của các quốc gia - dân tộc vào thế kỷ XVII, các lý thuyết gia
đã luôn mơ về một thế giới được điều hành bởi luật quốc tế. Sau Thế
chiến II, các chính khách đã phải vật lộn với khao khát này để có thể
hình thành nên Liên hợp quốc. Hiến chương Liên hợp quốc đã thiết lập
nên một khuôn khổ cho luật quốc tế và các tổ chức quốc tế dưới sự
giám sát bởi Hội đồng Bảo an, mà theo lý thuyết các thành viên phải
tuân thủ theo. Tuy nhiên, năm cường quốc thời bấy giờ - Mỹ, Liên Xô,
Trung Quốc, Anh và Pháp - mỗi nước đều khăng khăng giữ lại quyền
phủ quyết đơn phương trước các quyết định của hội đồng.

Hiến chương Liên hợp quốc kêu gọi mỗi quốc gia thành viên chấp nhận

những ràng buộc trong các hành xử của mình, bao gồm việc sử dụng lực
lượng quân sự chống lại một thành viên khác. Tuy vậy, việc diễn giải những
ràng buộc này như thế nào lại tùy thuộc vào các thành viên. Điều 51 của
Hiến chương cho phép mỗi quốc gia có “quyền tự vệ”. Mỹ đã đẩy quyền này
tới những giới hạn mới vào năm 2003 khi nước này biện hộ rằng cuộc tấn
công vào Iraq là hành động “tự vệ mang tính phủ đầu”, vì Saddam Hussein
sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và tạo ra một “mối đe dọa cấp bách”. Mới
đây, Tổng thống Obama đã đẩy giới hạn ra xa hơn bằng việc đơn phương ra
lệnh tấn công các nhóm mà Mỹ cho là “khủng bố” ở bảy quốc gia

*

.

Theo những người ủng hộ luật pháp quốc tế, bảy thập niên vừa qua đã

chứng kiến sự tiến bộ vững chắc trong việc chấp nhận một “hệ thống quốc tế
dựa trên luật pháp”. Những người ủng hộ chủ nghĩa hiện thực không đồng ý,
đặc biệt khi đề cập tới việc sử dụng lực lượng quân sự. Ở điểm này, họ cho
rằng các nước mạnh thường xuyên coi thường hệ thống mỗi khi họ nhận
thấy nó không phù hợp với lợi ích quốc gia của mình. Ví dụ, vào năm 2016,
Mỹ dẫn đầu chiến dịch lên án Trung Quốc vì quốc gia này không công nhận
kết luận của Tòa Trọng tài Thường trực, trong đó bác bỏ các yêu sách của
Bắc Kinh tại Biển Đông. Một số nhà phân tích coi đây là hành động đạo đức
giả, nhắc lại việc Washington đã có hành động tương tự khi từ chối công
nhận phán quyết chống lại Mỹ của Tòa án Công lý Quốc tế, khi CIA tiến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.