cá béo bở và quyền kiểm soát kênh đào Panama tương lai. Theo sử gia Anne
Orde: “Cho tới cuối năm 1903, thông qua một chuỗi những nhượng bộ mà
phía Mỹ không hề nhân nhượng, Anh đã phải chấp nhận sự thống trị của Mỹ
ở Tây Bán cầu từ Venezuela cho tới Alaska.”
Người Anh có lẽ có lý khi tỏ ra tức giận trước sự vô ơn của Mỹ đối với
một thế kỷ “an ninh miễn phí” mà Anh đã tạo dựng
. Thế nhưng, sự sẵn
sàng chấp nhận thỏa hiệp của London đã giúp chữa lành sự thù địch lâu đời
giữa hai nước, đến mức khi chiến tranh nổ ra vào năm 1914, Mỹ đã trở
thành nguồn hỗ trợ vật tư và tài chính cho Anh. Các khoản vay và hỗ trợ của
Mỹ trong suốt Thế chiến I, cũng như sự tham gia cuối cùng của Mỹ vào
cuộc chiến với tư cách là đồng minh của Anh đã góp phần quyết định trong
việc đánh bại Đức.
12. Anh đối đầu Đức
Thời gian: Đầu thế kỷ XX
Cường quốc thống trị: Anh, được Pháp và Nga hỗ trợ
Cường quốc trỗi dậy: Đức
Lĩnh vực cạnh tranh: Quyền lực trên đất liền ở châu Âu và quyền lực
trên biển toàn cầu
Kết quả: Thế chiến I (1914 - 1918)
Sau khi thống nhất dưới sự lãnh đạo của Bismarck, Đức là cường quốc
kinh tế và quân sự hàng đầu châu Âu lục địa. Quốc gia này còn phát
triển hơn nữa để đe dọa ưu thế công nghiệp và hải quân của Anh, gây
ra rủi ro làm rối loạn cán cân quyền lực châu Âu. Mặc dù ban đầu có ý
định tìm kiếm sự tôn trọng, nhưng sức mạnh biển ngày càng gia tăng
của Đức đã khởi động một cuộc chạy đua hải quân dữ dội với Anh. Đối
đầu Anh - Đức, cùng với một trường hợp Bẫy Thucydides khác giữa
Đức và một nước Nga đang trỗi dậy ở phía đông, đóng vai trò quan
trọng trong việc biến một cuộc xung đột ở Balkan thành Thế chiến I.
Từ năm 1860 cho tới năm 1913, tỷ trọng chế tạo toàn cầu của Đức bùng
nổ từ 4,8% lên 14,8%, vượt qua đối thủ chính là Anh khi tỷ trọng của nước