Độc lập, trong đó khẳng định rằng “mọi người đều sinh ra có quyền bình
đẳng” và “Tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được”. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ đặc biệt nêu rõ những quyền này
bao gồm “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, và
những quyền này không phải là quan điểm, mà là một sự thật “hiển nhiên”.
Khi tìm cách giải thích cho các đồng nghiệp của mình tại Thượng viện Anh
về điều đã thúc đẩy dân chúng thuộc địa Mỹ đứng lên nổi loạn, William Pitt
“Già” đã nhận ra rằng “tinh thần tìm kiếm độc lập, là thứ đã định hình Mỹ
như một quốc gia… Điều này không mới; và nó vẫn luôn là thứ nguyên tắc
bất di bất dịch của họ. Họ thà nghèo trong tự do, còn hơn đắm chìm trong
những xiềng xích bằng vàng hay trở nên giàu có trong nhơ bẩn; họ thà chết
để bảo vệ quyền của họ như là con người - những con người tự do”. Như sử
gia Mỹ vĩ đại của thế kỷ XX là Richard Hofstadter đã nói: “Thay vì sở hữu
nhiều hệ tư tưởng, trở thành một hệ tư tưởng chính là số phận của đất nước
chúng ta.”
Ngược lại, Trung Quốc lại tuân thủ theo lời răn đầu tiên của Khổng Tử:
“Hãy biết vị trí của mình ở đâu.” Đối với người Trung Quốc, trật tự là giá trị
chính trị trung tâm, và đối lập với trật tự chính là hỗn loạn. Một trật tự hài
hòa được tạo ra bởi hệ thống thứ bậc mà trong đó tất cả mọi người trong xã
hội không chỉ có một chỗ đứng, mà còn nhận thức được chỗ đứng của mình.
Trong xã hội Trung Quốc truyền thống, Hoàng đế đứng trên đỉnh của hệ
thống thứ bậc và có nhiệm vụ duy trì trật tự. Như Henry Kissinger đã giải
thích: “Hoàng đế Trung Hoa vừa là một lãnh đạo chính trị, vừa là một khái
niệm siêu hình… Hoàng đế được xem là cốt lõi của sự ‘Đại Hài hòa’ giữa
mọi thứ, dù lớn hay nhỏ.” Tự do, theo cách hiểu của người Mỹ, sẽ làm đảo
lộn hệ thống thứ bậc và tạo ra hỗn loạn.
Những khác biệt về mặt triết lý như trên giữa Trung Quốc và Mỹ được
phản ánh thông qua khái niệm về chính quyền của mỗi nước. Quan điểm của
nước Mỹ đã được tổng kết trong một cuốn sách nhỏ, nhưng lại là cuốn sách
được nhiều người đọc nhất trong suốt Cách mạng Mỹ, Common Sense
Thomas Paine. Trong đó, Paine giải thích: “Xã hội của mỗi một quốc gia là