thậm chí làm tê liệt một số hệ thống chỉ huy và điều khiển, cũng như hệ
thống do thám quan trọng của Mỹ. Điều này tạo ra cơ chế sử-dụng- hoặc-
thất-bại nguy hiểm, trong đó mỗi bên đều có động cơ tấn công các mắt xích
chủ chốt trong mạng lưới máy tính của đối phương trước khi bản thân các hệ
thống của họ bị vô hiệu hóa.
Một phe phái nào đó ở Bắc Kinh hay Washington có thể yêu cầu tiến hành
một cuộc tấn công mạng quy mô nhỏ, tuy không có khả năng gây chết người
và không đánh động công chúng, nhưng sẽ gửi đi một thông điệp cảnh cáo
bí mật nhằm báo hiệu về mối đe dọa có thể xảy ra tới từ các cuộc tấn công
mạng quy mô lớn hơn nhắm tới các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự. Thế
nhưng, nếu đối thủ không diễn giải cuộc tấn công theo cách thức như vậy,
các hành động ăn miếng trả miếng sẽ leo thang nhanh chóng trên không gian
mạng. Với việc mỗi bên đều sở hữu tư duy sử-dụng-hoặc-thất-bại và đều sợ
hãi trước các khuyết điểm của chính mình, cả hai đều có khả năng nhận định
sai về một cuộc tấn công đang xảy ra hay tiến hành đáp trả không tương
xứng trong khi vũ khí mạng của bản thân vẫn chưa gánh chịu thiệt hại.
Một loạt những chất xúc tác nguy hiểm trên không gian mạng có thể vô
tình khiến Mỹ và Trung Quốc vướng vào xung đột. Đầu tiên, một chiến dịch
ngăn chặn và che giấu có thể đủ để thuyết phục các nhà điều tra rằng Trung
Quốc không tham gia vào một cuộc tấn công khiêu khích, và do đó dẫn dắt
họ buộc tội một bên thứ ba khác. Một chiến dịch như vậy có thể tận dụng
những tài khoản giả mạo trên mạng xã hội, các tổ chức truyền thông được
chỉ định, hay những cái tên thủ phạm giả được lưu lại trên những phần mềm
độc hại để đánh lạc hướng các nhà điều tra Mỹ trong việc tìm kiếm sự thật.
Nếu một chiến dịch như thế diễn ra hiệu quả, nó sẽ khiến cho màn sương mù
chiến tranh trở nên dày đặc hơn.
Một chất xúc tác khác có thể là hành vi gây hại tới tính bảo mật của các
mạng lưới nhạy cảm. Một số mạng lưới tuyệt đối không được xâm phạm, ví
dụ như các mạng lưới vận hành hệ thống chỉ huy và điều khiển hạt nhân.
Tuy nhiên, một số khác có thể được nhận định khá khác nhau tùy theo mỗi
bên. Chẳng hạn như Vạn lý Tường lửa (Great Firewall) của Trung Quốc,