Ông giải thích rằng trong một cuộc khủng hoảng, hai cường quốc rất hiếm
khi leo thang một cách cẩn thận và chậm rãi. Các điều kiện nền tảng và chất
xúc tác có thể khiến họ bỏ qua một số nấc thang. Trong khi leo thang, mỗi
quốc gia sẽ đánh giá vị trí của mình trong tương quan với vị trí của đối thủ
tại mỗi nấc thang và tính toán xem vị trí của mình và đối thủ ở những nấc
thang tiếp theo là như thế nào. Bản thân điều này sẽ định hình tâm lý sẵn
sàng chấp nhận bế tắc hay thất bại thay vì tiếp tục leo lên những mức độ
chiến tranh hủy diệt cao hơn. Thông thường, một quốc gia sẽ sở hữu lợi thế
nào đó trong vòng vài nấc thang, sau đó sẽ gặp bất lợi khi càng leo lên cao
hơn. Trong khi mỗi bên đều muốn giải quyết vấn đề ở thời điểm mà mình
chiếm thế thượng phong, họ phải tìm ra những điều khoản có thể chấp nhận
được đối với đối thủ - người biết chắc rằng bản thân có thể lựa chọn leo lên
những nấc thang xung đột hủy diệt để chiếm lợi thế lớn hơn.
Kinh tế gia đoạt giải Nobel Thomas Schelling so sánh quá trình cạnh
tranh chiến lược căn bản giữa các siêu cường hạt nhân với trò chơi con gà.
Trong phiên bản cổ điển của trò chơi được nhiều thiếu niên mong muốn tìm
cảm giác mạnh lựa chọn vào thập niên 1950, hai chiếc xe độ đối đầu với
nhau, mỗi bên đặt bánh xe bên trái lên vạch kẻ giữa của con đường. Từ hai
hướng đối nghịch, họ lái xe với tốc độ tối đa lao thẳng phía nhau. Người nào
bẻ lái né tránh đối phương trước sẽ là con gà, trong khi người còn lại sẽ
giành được cô gái. Nếu không ai chịu bẻ lái, hai chiếc xe sẽ tông nhau và cả
hai cùng chết.
Từ các vụ va chạm giữa các tàu chiến, sử dụng máy bay như công cụ quấy
nhiễu cho tới chiếm đóng hoặc xây dựng đảo nhân tạo, các quốc gia có thể
ép buộc đối thủ chơi một trò chơi chết chóc: tiếp tục lao tới trước và chấp
nhận rủi ro va chạm chết người có thể xảy ra, hoặc tránh né nhưng phải trả
giá bằng cách chịu khuất phục. Những đối thủ thường xuyên lựa chọn từ bỏ
thay vì chấp nhận rủi ro đối đầu sẽ từng bước một bị đẩy ra khỏi đường đua
hay khỏi các tuyến đường hàng hải. Mỗi bên đều hiểu điều này và biết bên
còn lại cũng nắm rõ nguyên lý đó. Vì vậy, như Schelling đã dạy chúng ta,
xung đột chiến lược dưới dạng các cuộc chiến tranh nóng về bản chất là một