ĐỊNH MỆNH CHIẾN TRANH - MỸ VÀ TRUNG QUỐC CÓ THỂ THOÁT BẪY THUCYDIDES? - Trang 269

Tương tự, mối quan hệ kinh tế Mỹ - Trung hiện tại quá phụ thuộc vào

nhau, tới mức chúng tạo ra một cơ chế tương tự như MAD và được gọi là
MAED (mutual assured economic destruction): sự hủy diệt lẫn nhau hoàn
toàn về mặt kinh tế. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc và
Trung Quốc là trái chủ lớn nhất của Mỹ. Nếu chiến tranh khiến Mỹ ngừng
nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc, còn Trung Quốc ngừng mua vào đồng
đô la Mỹ, tác động kinh tế và xã hội đối với mỗi bên chắc chắn sẽ lớn hơn
rất nhiều so với lợi ích mà chiến tranh có thể mang lại. Nhận ra rằng Angell
đã đưa ra lập luận tương tự trước Thế chiến I, những người ủng hộ MAED
đã đưa ra thêm hai quan điểm. Một vài người cho rằng Angell đã đúng. Cái
giá của chiến tranh đối với tất cả các bên trong Thế chiến I đã vượt quá lợi
ích mà bên thắng cuộc nhận được. Nếu được trao cơ hội lựa chọn lại lần
nữa, sẽ không ai chọn chiến tranh. Bởi vì điều này là hết sức rõ ràng, các
chính khách trong tương lai sẽ trở nên thông minh hơn. Những người khác
lại nhấn mạnh tới sự khác biệt giữa trường hợp trước đây và mối quan hệ
kinh tế Mỹ - Trung ngày nay. Mức độ thương mại và đầu tư tương tự như
khoảng thời gian trước Thế chiến I. Thế nhưng, chuỗi cung ứng kết nối
những nhà sản xuất tối quan trọng với người tiêu dùng không thể thay thế đã
tích hợp ở mức độ sâu sắc tới mức hầu như mọi thứ được bán ở Mỹ, từ
iPhone cho tới máy bay Boeing, đều được làm ra bởi những bộ phận tới từ
Trung Quốc.

Hơn nữa, chính phủ Trung Quốc đã “đánh cược cực kỳ lớn” vào một thị

trường toàn cầu mở, mà thông qua đó nước này có thể bán sản phẩm của
mình và tiếp nhận hằng ngày những con tàu chở dầu để phục vụ cho các nhà
máy, xe hơi và máy bay ở Trung Quốc. Tất cả đều đóng vai trò quan trọng
trong việc giữ vững một tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc mà dựa
vào đó, Đảng Cộng sản mới có thể duy trì tính chính danh chính trị của mình
- hay nói cách khác, dựa vào đó mà “thiên mệnh” của Đảng mới được duy
trì. Cả hai đều dễ bị tổn thương trước những hành động gây gián đoạn từ
Mỹ. Mỹ không phải là thị trường chính duy nhất của các sản phẩm Trung
Quốc. Khoảng 2/3 nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc đi qua những vùng
biển mà ở đó hải quân Mỹ là người bảo vệ hay người phán xử tối cao - một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.