ĐỊNH MỆNH CHIẾN TRANH - MỸ VÀ TRUNG QUỐC CÓ THỂ THOÁT BẪY THUCYDIDES? - Trang 298

bản thân, nhưng không biết về đối thủ, với mỗi chiến thắng ta sẽ phải nhận
lại một thất bại. Nếu không biết gì về cả bản thân lẫn đối thủ, ta sẽ phải chấp
nhận thua cuộc trong mọi trận chiến.”

Chiến tranh Lạnh thường được biết tới như một lựa chọn nguy hiểm trong

quan hệ quốc tế - thứ cần phải được tránh xa bằng mọi giá. Thế nhưng, 1/4
thế kỷ sau khi Liên Xô tan rã (và ở thời điểm mà những mối quan ngại cũ
giữa Washington và Moscow một lần nữa trỗi dậy), việc điểm lại những yếu
tố phụ thuộc trong mối quan hệ Mỹ - Xô là cần thiết. Không thành thật sẽ
tạo ra mơ hồ, còn thật thà là nền tảng khiến cho mọi việc trở nên rõ ràng.
Không cần phải nói những cụm từ như “Chúng ta sẽ chôn các người!” và
“Đế chế Xấu xa” để cho thấy vị trí của cả hai bên là như thế nào. Thế nhưng,
ngôn từ gay gắt như trên không khiến cho những kênh liên lạc hữu ích hay
những đối thoại thẳng thắn, thậm chí là những thỏa hiệp mang tính xây dựng
bị đóng băng. Có thể, những tuyên bố như trên giúp cho các nhà lãnh đạo có
thể tiến hành thương lượng mà không bị ràng buộc bởi nền tảng đạo đức.

Trung Quốc và Mỹ sẽ thành công hơn không phải nhờ áp dụng “ngoại

giao nên và không nên” (kêu gọi bên kia phải thể hiện những hành vi tốt
hơn) hay áp dụng những lối nói hoa mỹ nghe có vẻ cao quý về các chuẩn
mực địa chính trị, mà bằng việc theo đuổi lợi ích quốc gia và không cần để
tâm tới bên còn lại. Trong các mối quan hệ có độ rủi ro cao, tính dễ dự đoán
và ổn định - chứ không phải tình bạn - là những thứ quan trọng nhất. Mỹ cần
ngừng chơi trò chơi “hãy giả vờ như”.

Như chúng ta đã thấy trong Chương 1, nhiều người Mỹ đã giả vờ rằng sự

trỗi dậy của Trung Quốc không thật sự ngoạn mục. Họ cũng giả vờ về lý do
Trung Quốc phải tập trung vào phát triển kinh tế. Đúng vậy, sự tồn vong của
Đảng Cộng sản dựa vào tốc độ phát triển cao. Thế nhưng sự trỗi dậy của
Trung Quốc như là cường quốc số Một thể hiện không chỉ nhu cầu phát triển
kinh tế, mà còn thể hiện một thế giới quan mang xu hướng thượng đẳng bao
bọc bởi bản sắc Trung Quốc. Trong “Bức thư gửi các con tôi, Whittaker
Chambers tiết lộ thứ mà ông cảm thấy là động lực triết học thúc đẩy chủ
nghĩa cộng sản cách mạng: Đó chính là thứ tín ngưỡng thay thế vĩ đại của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.