ĐỊNH MỆNH CHIẾN TRANH - MỸ VÀ TRUNG QUỐC CÓ THỂ THOÁT BẪY THUCYDIDES? - Trang 77

phương Tây

*

. Với sự hỗ trợ của các nhà kỹ trị người Nhật - những người đi

khắp thế giới tìm kiếm các sản phẩm cũng như các ngành nghề công nghiệp
tốt nhất để sao chép, học hỏi hoặc ăn cắp - tổng sản lượng quốc gia GNP của
Nhật Bản trong giai đoạn 1885-1899 đã tăng gấp ba lần. Sự trỗi dậy về kinh
tế này càng làm quyết tâm của Tokyo trong việc đứng ngang hàng với
phương Tây thêm sâu sắc. Khi các cường quốc phương Tây tiếp tục tranh
giành thuộc địa và khu vực ảnh hưởng ở các vùng xung quanh Nhật Bản,
quốc gia này cảm thấy điều mà sử gia Akira Iriye gọi là “cảm giác bức bối
thấy mình cần phải hành động mạnh mẽ hơn, cả theo nghĩa thụ động là tránh
bị biến thành nạn nhân của phương Tây hung hăng và theo nghĩa chủ động
là mở rộng quyền lực của chính mình nhằm bước vào hàng ngũ các các đại
cường”.

Sự phát triển gấp rút này thể hiện qua quá trình vươn lên mạnh mẽ của

quân đội và hải quân Nhật Bản. Chi tiêu quân sự tăng từ 19% ngân sách năm
1880 lên tới 31% vào năm 1890. Với việc Nhật Bản mạnh hơn về quân sự,
thái độ của nước này đối với các quốc gia láng giềng - mà đa phần trong số
đó là bạn hàng của phương Tây - trở nên cứng rắn hơn. Năm 1894, cả Trung
Quốc và Nhật Bản đều đưa quân can thiệp vào một cuộc nổi dậy ở Triều
Tiên

*

. Họ nhanh chóng rơi vào trạng thái xung đột và Nhật Bản đã đánh bại

Trung Quốc, chiếm quyền kiểm soát Triều Tiên, Đài Loan và Đông Nam
Mãn Châu - khi đó đang sở hữu cảng Arthur, một cảng biển thương mại và
hải quân chiến lược. Tuy nhiên, nước Nga cũng có các kế hoạch của riêng
mình tại Đông Nam Mãn Châu. Moscow và các đồng minh châu Âu tạo ra
nhiều áp lực lên Tokyo tới mức chỉ sáu ngày sau khi ký kết Hiệp ước
Shimonoseki với Trung Quốc, Nhật Bản đã buộc phải từ bỏ các yêu sách của
mình đối với Mãn Châu. Trong quá trình đó, Nga đã nói rõ với Nhật Bản
rằng sẽ không cho phép cường quốc đang trỗi dậy này lấn chiếm thêm bất
kỳ vùng lãnh thổ nào mà bản thân Moscow cho là “quan trọng”.

Không nằm ngoài dự đoán, sự mất mặt này cũng như các tác động về mặt

địa chính trị khiến Nhật Bản trở nên giận dữ. Như một học giả có tiếng của
Nhật Bản đã bình luận vào năm 1904: “Với Mãn Châu và cuối cùng là toàn
bộ Triều Tiên trong tay, một mặt, Nga sẽ có khả năng phát triển các chính

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.