sách cụ thể để áp đặt ảnh hưởng về hải quân và thương mại mạnh tới mức có
thể giúp nước này thống trị phương Đông và mặt khác, vĩnh viễn làm tê liệt
tham vọng của Nhật Bản, từ từ bóp nghẹt và làm tan rã nước Nhật, rồi cuối
cùng thôn tính Nhật Bản về mặt chính trị.” Cơn ác mộng này dường như
ngày càng trở thành hiện thực khi Nga ép buộc Trung Quốc phải nhượng lại
căn cứ Mãn Châu tại cảng Arthur và bắt đầu mở rộng tuyến đường sắt xuyên
Siberia để kết nối trực tiếp Moscow và Hoàng Hải.
Sau “sự ô nhục năm 1895”, Nhật Bản đã dành một thập niên để “chuẩn bị
cho cuộc chiến cuối cùng với Nga”. Khi theo đuổi các lợi ích về chiến lược
và thương mại của riêng mình, Nga đã xây dựng mạng lưới đường sắt ngay
trên phần lãnh thổ mà Nhật Bản đã giành được sau chiến thắng quân sự
quyết định trước Trung Quốc - và sau đó bị tước đoạt bởi sự can thiệp của
phương Tây. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý của người Nhật, và
tạo ra trong lòng các lãnh đạo của Nhật Bản một tâm thế rằng nước này
không còn phải nghe theo các yêu cầu của phương Tây. Sau khi hoàn thành
công tác chuẩn bị chiến tranh năm 1904, Nhật Bản yêu cầu Nga từ bỏ quyền
kiểm soát một số khu vực quan trọng ở Mãn Châu. Khi Nga từ chối, Nhật
Bản phát động một cuộc tấn công phủ đầu và đạt được thắng lợi bất ngờ
mang tính quyết định trong cuộc chiến diễn ra sau đó.
Sự gấp gáp, nỗi lo lắng, tâm lý nạn nhân và tâm lý báo thù của Nhật Bản
đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về hội chứng quyền lực trỗi dậy. Sự phẫn nộ
của Tokyo trước những gì mà nước này bị đối xử vì quá yếu để từ chối các
yêu cầu của phương Tây đã thổi bùng quyết tâm sắt đá của Nhật Bản trong
việc thiết lập nên cái mà họ cho là vị thế đứng đắn của mình trong trật tự
quốc tế. Tâm lý này đã xuất hiện lặp đi lặp lại trong số các quốc gia có xu
hướng trỗi dậy trong suốt nhiều thế kỷ.
Đức đối đầu với Pháp
Giữa thế kỷ XIX
Chiến thắng của Phổ trước Đan Mạch năm 1864 và trước Áo năm 1866
khiến cho cường quốc thống trị châu Âu lúc bấy giờ có suy nghĩ mà theo