ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 93

việc lập bước công danh. Đức Vua rất giận và phê rằng : « Hà hữu Phan
hiển Đạo vi tử như thế, vi thần nhược hà
». Nghĩa là : tại sao có Phan hiển
Đạo, làm con như thế, làm tôi thế nào.

Mặc dầu vậy đức vua cũng gởi thánh chỉ cho quan Bố chánh Định-

Tường dạy làm chủ lễ cho Phan hiển Đạo thọ phong.

Cụ Phan hiển Đạo đứng trước bàn hương án nguyện hương vọng bái

hoàng thiên, lấy đồ triều phục mặc vô, đứng ngưỡng mặt về hướng Bắc lạy
vua ba lạy rồi đỡ Thánh chỉ ra xem. Thấy đức Vua chê mình, cụ Phan hiển
Đạo ôm đầu nhào lăn xuống đất mà than khóc. Các quan có mặt trong cuộc
lễ đỡ cụ dậy, biết qua sự thể thì mới hay cụ mắc hàm oan. Các quan đem hết
lời khuyên nhủ, và nói rằng : việc hàm oan này sẽ có ngày được cởi mở.

Mặc dầu cụ Phan hiển Đạo rất đau khổ cũng vưng Thánh chỉ làm Học

chính Định-Tường.

Qua năm Tự-Đức thứ 15 (1862), quân Pháp chiếm xứ Gia-Định có gởi

công hàm cho Vua để nói về việc nghị hòa. Lúc ấy Vua sai cụ Phan-thanh-
Giản và Lâm duy Hiệp làm nghị hòa, Chánh phó sứ toàn quyền đại-thần.
Khi hai ông vào Gia-Định cộng đồng hội nghị, thì Thủy sư đề đốc Bonard
lấy thế lực mà ép phải nhượng giao ba tỉnh Gia-Định, Định-Tường và Biên
hòa với bồi thường các khoản binh phí, là một triệu đồng.

Cụ Phan-thanh-Giản nhiều phen chẳng chịu nhượng giao, nhưng xét lại

thì sức yếu thế cô, nên rốt cuộc rồi cũng phải làm theo lời đề nghị của Pháp
soái. Khi hòa ước ký kết xong rồi, thì cụ Phan-hiển-Đạo bỏ Sở học chính
Định-Tường không làm nữa.

Lúc bấy giờ các bạn văn thân như Đồ-Chiểu, Cử-Trị, Thủ khoa Huân

vẫn chống Pháp mãnh-liệt, còn Tôn-thọ-Tường, thì ra đầu Pháp. Nhưng
Phan-hiển-Đạo thì riêng nghĩ phận mình, trở về quê quán tại Vĩnh-kim-
Đông mà nương náu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.