ĐỊNH TƯỜNG - XƯA VÀ NAY - Trang 95

NGUYỄN VĂN LẠC (Học Lạc)

Nhà thơ có khí tiết, mượn giọng trào phúng đả kích chính khách xôi

thịt.

Nguyễn-văn-Lạc, hiệu Sầm-Giang, người tỉnh Mỹ-Tho, làng Mỹ-

chánh.

Thuở nhỏ, ông học rất giỏi, ai ai cũng biết tiếng. Về nho học, ông xấp

xỉ với Đồ-Chiểu và Cử Trị. Đến tuổi trưởng thành bởi không có chức tước
chi nên hàng xóm bà con kêu ông là Học sanh Lạc (vì Lạc có chơn học
sanh) sau lần lần mất chữ « sanh » còn lại hai chữ « Học Lạc ».

Ông hình dung nhỏ thó, nước da trắng, không râu, tiếng nói rang rảng

như chuông, và sở trường nghề bói quẻ diệc.

Lúc người Pháp chiếm lấy ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, ông bị nạn

binh hỏa, dời lên ở tại chợ Thuộc nhiêu (cũng tỉnh Mỹ-tho). Ở đó, ông cất
ba căn nhà lá sơ sài để dạy chữ Nho. Ông lại chuyên nghề hốt thuốc, cứu
dân độ thế nhiều phen.

Ông mất năm 1915. Ông có làm bài thi về chợ Thuộc nhiêu :

Đất linh bồi đắp cuộc Ba-giồng
Cảnh Thuộc-nhiêu nhiều khách ngộp trông.
Đường thẳng ngựa biêu chơn ngán bước
Rạch cùn cá lội mến quên sông.
Trường văn giói kẻ thêu rồng cọp
Miểu võ thờ tay chí bá tòng
Cứng cát thú quê vui tục cũ
Thềm dâu ruộng lúa dễ cho không.

Nguyễn văn Lạc tánh khí khái, trọng nghĩa khinh tài, không chịu phục

tùng hương chức. Nhiều khi ông làm thơ biếm nhẽ làng xã một cách nặng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.