Tập đoàn đa ngành nghề xuất hiện. Đó là loại hình công ty không chuyên
về cái gì cả. Bằng cách mở rộng hoặc sáp nhập, tập đoàn này sẵn sàng tiến
vào bất cứ lĩnh vực nào mà nó đánh hơi thấy mùi tiền.
Ví dụ như General Electric. GE sản xuất tất cả từ động cơ máy bay phản
lực, nhà máy điện hạt nhân cho đến đồ nhựa.
Hay, RCA có mặt ở các ngành truyền thông vệ tinh, điện tử học chất rắn
và cho thuê xe hơi.
Nhiều người khinh thường các tập đoàn đa ngành nghề. Họ cho rằng các
công ty chỉ nên “bám vào thứ mình giỏi”. Nhưng chính những tập đoàn này
đã đem lại nguồn vốn để duy trì sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.
Nếu không có họ, nước Mỹ đã bị biến thành bán tư bản độc quyền mất rồi.
Lấy ngành cung cấp máy photocopy văn phòng làm ví dụ. Xerox từng là
thương hiệu đi đầu về máy in sao giấy thường. Hiện giờ, nó đang phải cạnh
tranh với cả các hãng máy tính (IBM), hãng máy ảnh (Kodak), công ty khai
khoáng (3M), công ty cân và dụng cụ đo bưu chính (Pitney-Bowes), và
công ty cung cấp danh sách các địa chỉ e-mail (Addressograph-
Multigraph).
Ngay cả khi các tập đoàn đa ngành nghề lớn mạnh lên nhờ mua lại công
ty khác (như RCA mua lại Hertz, ITT mua lại Avis), thì chúng vẫn cung
cấp nguồn tiền cần thiết để duy trì sức tăng trưởng và sự cạnh tranh trên thị
trường.
Nếu không, khi nhà sáng lập về hưu hay qua đời, số thuế phải nộp sẽ
khiến công ty suy yếu, đến mức khó mà giữ nổi lãnh địa của mình.
Vòng đời điển hình của một tập đoàn bắt đầu bằng một công ty có một ý
tưởng hoạt động. Nếu thành công thì hai thứ, thuế và cái chết, sẽ đẩy công
ty của bạn trở thành một phần của một tập đoàn đa ngành nghề.
Hai chiến lược khác biệt
Vì các công ty phát triển dựa trên hai lối chiến lược khác nhau (phát triển
nội bộ hoặc sáp nhập với bên ngoài) nên sinh ra hai chiến lược “đặt tên”