Một ví dụ sau đây có thể giúp chúng ta hình dung rõ hơn về nguyên tắc
này. Có hai người cùng để mắt đến vị trí cấp cao ở General Electric. Một
người là Smith. Người kia là Jones.
Smith là mẫu lãnh đạo điển hình cho tinh thần “làm được”, nên khi được
giao phụ trách mảng máy tính, anh hào hứng nhận việc ngay.
Còn Jones là mẫu người thực tế. Anh biết rằng trong mảng máy tính, GE
là “người đến sau” nên không thể thống lĩnh thị trường này được. Vào giai
đoạn muộn của ván cờ này, họ sẽ phải hi sinh rất lớn mới bắt kịp được IBM
(nếu họ có thê làm được điều đó).
Sau khi Smith thất bại trong việc xoay chuyển tình thế của công ty, Jones
có cơ hội tham gia vào. Anh đề xuất General Electric rút chân khỏi ngành
này. Rốt cuộc, họ đã làm thế và bán lại mảng này cho Honeywell.
Đó là một trong những lý do khiến Reginald H. Jones cuối cùng đã trở
thành Tổng Giám đốc của General Electric. Còn J. Standford Smith thì lại
trở thành Tổng Giám đốc của công ty sản xuất giấy International Paper.
Tóm lại, thứ hạng trong ngành máy tính cũng giống như hầu hết các
ngành khác. Ngành nào cũng có một công ty dẫn đầu hùng mạnh (như IBM
với máy tính, Xerox với máy photocopy và General Motors với xe hơi) và
hàng loạt công ty chạy theo khác.
Nếu nắm được vai trò của định vị trong ngành máy tính, thì chúng ta có
thể ứng dụng kiến thức này trong hầu hết các tình huống khác.
Điều gì là hiệu quả với máy tính thì cũng sẽ hiệu quả với xe hơi và đồ
uống có cola.
Hoặc ngược lại.