Khuyết danh là một nguồn tài nguyên
Có một nguyên nhân khiến công ty cứ cố tìm cách “ăn theo” là do đánh giá
quá thấp giá trị của tình trạng khuyết danh.
Trong chính trị, tiếp thị và cả cuộc sống, khuyết danh là một nguồn tài nguyên
phong phú, nhưng lại bị quá nhiều quảng cáo làm lãng phí một cách dễ dàng.
Một câu thành ngữ chính trị xưa cho hay, “Bạn không thể đánh bại bất cứ ai
nếu không là ai cả.” Nhưng ngày nay, bạn có thể làm điều đó.
Jimmy Carter là một “kẻ vô danh” đã nổi lên nhanh chóng giữa số đông
những nhân vật tầm cỡ. Hiện tượng này cho thấy chính trị ngày nay đã là một
ván cờ rất khác. Câu tục ngữ trên, vì thế, không còn giá trị nữa.
Richard Nixon có lẽ là chính trị gia nổi danh nhất thế giới. Hầu như không ai
có thể đánh bại ông. Thất bại của những nhân vật tiếng tăm khác như Bella
Abzug và Clifford Case càng xác nhận rằng chỉ nổi tiếng thôi là chưa đủ. Bạn
cần có một vị trí. Hy vọng rằng, vị trí đó sẽ không dồn bạn vào chỗ thua trận,
như thượng nghị sĩ Case đã thất bại vì tuổi tác, hay Bà Azug thua cuộc vì cư xử
thiếu tế nhị.
Quảng cáo thực ra giống như ăn uống. Không gì giết chết khẩu vị bằng một
bữa ăn quá thịnh soạn. Còn bài đăng ngay trên bìa tạp chí quốc gia lại nhanh
chóng tiêu diệt gọn tiềm năng nổi tiếng của sản phẩm/con người.
Truyền thông luôn tìm kiếm những thứ mới lạ, khác biệt và những gương mặt
tươi trẻ.
Để đối phó với chúng, bạn phải bảo vệ tình trạng khuyết danh của mình cho
đến khi sẵn sàng dùng nó. Hãy luôn ghi nhớ rằng mục đích của bạn không phải
là nổi tiếng hay truyền tải thông tin, mà là giành được vị trí trong đầu khách
hàng.
Một công ty vô danh với sản phẩm vô danh sẽ dễ thu hút được sự chú ý hơn
những công ty đã có sẵn tiếng tăm và sản phẩm uy tín.
Andy Warhol đã từng dự đoán, “Trong tương lai, mỗi người sẽ có 15 phút tỏa
sáng.”
Vậy, khi 15 phút ấy đến, hãy tận dụng triệt để từng phút một.
99