California thường được đánh giá cao hơn các nhãn hiệu rượu Pháp. Nếu để lộ
thương hiệu, điều này sẽ khó mà xảy ra.
Bạn nếm thứ bạn muốn nếm
Nhưng nếu không thế thì quảng cáo sẽ mất đi vai trò của nó. Nếu một người
tiêu dùng hành động theo lý trí hơn là cảm tính thì quảng cáo sẽ không tồn tại. Ít
nhất là không tồn tại theo cách như chúng ta thấy bây giờ.
Một mục tiêu lớn của mọi quảng cáo là nâng cao kỳ vọng, là tạo ra ảo tưởng
rằng sản phẩm hoặc dịch vụ này sẽ mang lại phép lạ mà bạn mong chờ. Và
chúng sẽ làm điều đó chỉ trong nháy mắt.
Tuy nhiên, nếu quảng cáo tạo ra kỳ vọng tiêu cực thì sản phẩm được quảng
cáo sẽ gặp rắc rối. Ví dụ, quảng cáo giới thiệu bia Gablinger khiến người ta có
cảm tưởng rằng vì nó là một sản phẩm ăn kiêng nên hương vị của nó sẽ rất tệ.
Tất nhiên, quảng cáo đó đã phát huy tác dụng. Người ta uống thử sản phẩm
bia này và tin ngay rằng vị bia rất dở. Bạn nếm thứ mà bạn muốn nếm.
Hộp chứa không đủ
Não người không chỉ từ chối tiếp nhận những thông tin không khớp với kiến
thức và kinh nghiệm sẵn có, mà nó còn thiếu nhiều kiến thức và kinh nghiệm để
đánh giá những thông tin đầu vào.
Trong xã hội quá tải truyền thông của chúng ta, não người là một hộp chứa
không đủ. Theo Geogre A. Miller, tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Havard, não của
một người bình thường không thể xử lý hơn bảy đơn vị thông tin cùng lúc. Đó là
lý do tại sao các danh sách cần ghi nhớ lại có bảy con số. Số điện thoại bảy chữ
số tại Mỹ, bảy kỳ quan thế giới, bài bảy lá
, Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú Lùn.
Giờ bạn hãy thử đề nghị ai đó liệt kê tất cả các thương hiệu mà anh ta nhớ
được trong một hạng mục sản phẩm bất kỳ xem sao. Hiếm có ai đưa ra nhiều
hơn bảy cái tên - mà đó còn là đối với loại sản phẩm được nhiều người quan tâm.
Còn đối với những loại sản phẩm kém thông dụng hơn, một người tiêu dùng
bình thường chỉ có thể kể một hai cái tên.
Bạn thử kể ra Mười điều răn của Chúa xem sao. Nếu việc này quá khó, vậy
bạn có nhớ bảy dấu hiệu nguy hiểm của bệnh ung thư không? Hay bốn kỵ binh
trong sách Khải Huyền?
32