Sớm muộn gì rồi bạn cũng sẽ thấy một thương hiệu thắng thế rồi dẫn đầu và cuối
cùng đạt đến tỉ lệ ổn định, như 5:3 hoặc 2:1.
Người tiêu dùng giống như như những chú gà. Họ thấy thuận tiện hơn với một
trật tự phân hạng mà ai cũng biết và chấp nhận, như:
Hertz rồi đến Avis.
Harvard rồi đến Yale.
McDonald’s rồi đến Burger King.
Khi hai thương hiệu có vị trí ngang nhau, một trong hai sẽ thắng thế rồi chiếm
lĩnh thị trường trong nhiều năm tiếp theo.
Ví dụ, trong giai đoạn 1925-1930, Ford và Chevrolet chôn chân trong trận đối
đầu ngang tài ngang sức. Sau đó, Chevrolet đã giành được vị trí dẫn đầu vào
năm 1931. Những dòng xe tiếp theo kể từ đó, tính cả những trục trặc gây ra bởi
suy thoái và chiến tranh, Chevrolet chỉ mất vị trí dẫn đầu có bốn lần.
Thời điểm cần nỗ lực hơn nữa là khi tình hình vẫn chưa rõ ràng, khi chưa bên
nào chiếm được vị thế vượt trội. Việc giành chiến thắng trong trận chiến giành vị
trí dẫn đầu doanh thu trong một năm sẽ đảm bảo chiến thắng trong nhiều thập kỷ
sau đó.
Một chiếc máy bay phản lực cần đạt tới 110% công suất định mức để có thể
cất cánh. Khi máy bay đã lên đến độ cao khoảng 10.000m, phi công có thể hãm
công suất lại còn 70% mà vẫn có thể bay với tốc độ bay 600 dặm/giờ.
Các chiến lược duy trì vị thế dẫn đầu
Câu hỏi: Con khỉ đột nặng khoảng 4 tạ sẽ ngủ ở đâu?
Trả lời: Bất cứ chỗ nào nó muốn.
Người dẫn đầu có thể làm bất cứ điều gì anh ta muốn. Trong ngắn hạn, anh ta
gần thư không thể bị hạ gục. Đà đi lên cứ kéo anh ta lên mãi. (Giống như một
câu thành ngữ lâu đời trong đấu vật: Khi bạn đang nằm trên thì đối thủ không
ghìm bạn được.”)
Do đó, đối với General Motors, Procter & Gamble và các công ty dẫn đầu
khác trên thế giới, mối lo của họ không bao giờ là năm nay hay năm tới. Họ chỉ
bận tâm về dài hạn: Điều gì sẽ xảy ra sau năm năm nữa? Hay sau mười năm
nữa? (Về ngắn hạn thì vấn đề duy nhất là từ phía chính phủ. Do đó, công ty dẫn
đầu nên giương cao cái phương châm này: Cứ tiến lên cho tới khi chính phủ liên
45