một tầm cao giả. Vài người đàn ông đang cào rơm trong nắng, đây đó, lúc
họ vào khu đất, chiếc ôtô chạy qua một y tá vẫy cờ trắng ra hiệu cho một
bệnh nhân trên đường.
Sau khi đưa Dick vào văn phòng mình, Franz xin lỗi vắng mặt nửa giờ.
Còn lại một mình, Dick thơ thẩn khắp phòng, cố tưởng tượng Franz qua
những thứ bừa bộn trên bàn, qua những cuốn sách của anh ta cũng như của
bố và ông nội Franz, lòng hiếu thảo của người Thụy Sĩ qua một bức ảnh đồ
sộ màu nâu đỏ của ông cụ treo trên tường. Trong phòng có mùi khói thuốc,
Dick đẩy cửa kính ở ban công cho ánh nắng hình chóp ùa vào. Bất chợt, ý
nghĩ của chàng trở lại với cô gái bệnh nhân.
Chàng đã nhận khoảng năm chục bức thư của nàng, viết trong vòng tám
tháng. Bức thư đầu là lời xin lỗi, giải thích rằng hồi ở Mỹ, nàng đã nghe về
các cô gái viết thư cho những người lính không quen biết. Nàng biết tên và
địa chỉ của chàng qua bác sĩ Gregory, và mong chàng sẽ không thấy phiền
nếu thỉnh thoảng nàng gửi lời chúc chàng mạnh khoẻ, v.v... và v.v...
Rất dễ nhận ra giọng điệu trong các tiểu thuyết tình ướt át đang rất thịnh
hành ở Mỹ. Nhưng rồi sự giống nhau đó chấm dứt.
Các bức thư chia làm hai loại, loại đầu viết cho tới lúc đình chiến, đánh
dấu chiều hướng bệnh tật, còn loại thứ hai viết từ đó cho đến hiện tại, hoàn
toàn bình thường, biểu hiện một bản tính thuần thục phong phú. Trong suốt
những tháng trì trệ ở Bar-sur-Aube, Dick háo hức chờ đợi những lá thư này,
ngay từ những lá thư đầu tiên chàng đã ráp lại với nhau, hơn cả Franz phỏng
đoán về câu chuyện.
Đại úy của em, em nghĩ khi nhìn thấy anh trong bộ quân phục, anh rất
điển trai. Sau đó, em chẳng còn quan tâm đến nước Pháp hay nước Đức nữa.
Anh cho là em cũng xinh đẹp, nhưng trước kia em đã xinh rồi và một thời
gian dài em mới biết điều đó. Nếu anh tới đây lần nữa, với thái độ bất hợp
pháp và vô đạo đức, thậm chí nhút nhát, em liên tưởng tới vai trò một quý
ông hào hoa, rồi Thượng đế sẽ che chở cho anh.
(2)