/ Đạo trời biến hoá, mọi vật theo biến hoá đó mà xoay đổi tính mệnh ... Đạo
chuyển rời luôn, biến hoá chứ không ở một chỗ, chan hoà khắp chốn, trên
dưới vô thường, cương nhu dịch vị, không cái gì nhất định, chỉ có biến hoá
mới thật là đạo trời /.
Do lý trên nên mệnh phải đi đôi với vận, nếu chỉ nói mệnh không thôi
nghe như là nhất thành bất biến.
Giáo sư Tiền Mục giảng :
/ Mệnh là tính cách của người. Vận là sự tao ngộ giữa người với hoàn
cảnh. Tính cách thì định trước nhưng tao ngộ thì tuỳ thời thế mà biến /.
Thế cục vĩnh viễn biến động, vận mệnh con người cũng biến động không
lúc nào ngừng. Sự tao ngộ làm cho cuộc sống chu chuyển vạn lối.
Tục ngữ Trung Quốc có câu :
/ Tam thập niên tiền thuỷ lưu đông, tam thập niên hậu thủylưu tây ( ba
mươi năm trước nước chảy về phía Đông, ba mươi năm sau nước chảy về
phía Tây) “
để tả cái biến của sự vật cuộc đời biển dâu, dâu biển. Thế vận thịnh suy trị
loạn, đời người hung cát theo nhau.Bên cạnh cái lý thịnh suy hung cát còn
có quy luật bĩ cực thái lai và biện chứng vật cực tắc phản đem đến cho cõi
nhân sinh ý nghĩa và giá trị để đời sống khỏi tẻ nhạt vô vị. Bởi có bĩ cực
thái lai nên gặp bĩ chẳng đáng ta phải lo cứ tiếp tục phấn đấu, gặp thái
chẳng đáng cho ta mừng đến độ quên phấn đấu. Đằng sau thái là bĩ, đằng
sau bĩ là thái. Thái bĩ là hai mặt trước sau của mệnh
vận.Bĩ cực tắc thái. Thái cực tắc bĩ. Đấy là chân tướng của mệnh vận. Hoạ
phúc theo vận mệnh học được tính theo cái lý nhân quả, chứ không thể nói
theo ông On Như Hầu, Nguyễn Gia Thiều trong mấy câu thơ cung oán :
Quyền hoạ phúc trời tranh mất cả
Chút tiện nghi chẳng giả phần ai
Cái quay búng sẵn trên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm.
Có nhân tất là có quả. Có quả tất phải có nhân. Reo gió gặt bão. Ra ân được
phúc. Xét ở hiện tại khả dĩ thấy được phần nào quá khứ và suy ra phần nào
tương lai. Đó là nhân quả thông thường. Ngoài nhân quả thông thường