ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 108

trang nhất của tạp chí Wall Street Journal có tựa đề: Industries that Backed
Bush Are Now Seaking Return on Investmen
t (Các ngành công nghiệp có sự
hậu thuẫn của Bush hiện đang tìm kiếm lợi nhuận đầu tư). Đôi khi, sự phân
bổ các nguồn lực như trên là cần thiết nhưng lại không hoàn hảo. Các căn
cứ quân sự được xây dựng và đóng cửa theo ý kiến của Ủy ban Quân sự
của Thượng viện, hơn là nhu cầu quân sự của quốc gia. Một lực lượng quân
đội tư nhân không phải là một sự lựa chọn, vì thế đây là cách tốt nhất mà
chúng ta có thể mong đợi. Một nền kinh tế càng ít phụ thuộc vào bộ máy
chính trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Các chính trị gia có ảnh hưởng không
nên đưa ra những quyết định, ví dụ ai sẽ nhận tín dụng ngân hàng và ai
không. Tuy nhiên, đó lại chính xác là những gì xảy ra ở các nước như
Trung Quốc và Indonesia, nơi các chính trị gia chơi trò “chủ nghĩa tư bản
thân hữu”. Các dự án có khả năng đem lại lợi nhuận cao sẽ không nhận
được tài trợ, trong khi những vụ kinh doanh mơ hồ do một người thân của
tổng thống bảo trợ lại nhận được những nguồn ngân sách hào phóng. Trong
trường hợp này, chỉ có những người tiêu dùng phải chịu thiệt. Thứ nhất,
tiền đóng thuế của họ bị lãng phí khi các dự án phá sản (hoặc khi chính phủ
phải bảo lãnh toàn bộ hệ thống ngân hàng bởi vì nó đầy các khoản cho vay
xấu, mang động cơ chính trị). Thứ hai, nền kinh tế không phát triển nhanh
hay hiệu quả bởi vì tín dụng (một nguồn hạn chế) được chuyển khỏi các dự
án đáng thực hiện: Các nhà máy sản xuất ô tô không được xây dựng; sinh
viên không nhận được các khoản vay; các doanh nghiệp không được vay
vốn để phát triển kinh doanh. Tất cả đều dẫn đến sự lãng phí nguồn lực và
nền kinh tế không hoạt động đúng theo tiềm năng của nó.

Chính phủ không cần điều hành các nhà máy thép hay chia nhỏ các

khoản vay ngân hàng để can thiệp vào nền kinh tế. Nó có thể can thiệp tinh
vi và rộng lớn hơn bằng pháp luật. Thị trường hoạt động bởi vì các nguồn
lực chảy tới nơi xứng đáng nhất. Nhưng quy định của chính phủ lại thường
gây trở ngại cho quá trình đó. Trong thế giới lý thuyết lý tưởng, các doanh
nhân “băng qua đường” để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Còn trong thế giới
thực, chính phủ sẽ đứng bên đường yêu cầu đóng phí, nếu không, toàn bộ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.