ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 114

nguồn thu nhập tiềm năng cho các quan chức quan liêu thực thi quy định.
Chúng ta hãy thoát khỏi mô hình đầy hoài nghi của mình trong giây lát và
quay trở lại với giả định, chính phủ có khả năng làm nhiều việc tốt. Nhưng
dù vậy, sau đó, khi chính phủ đang làm những việc mà về lý thuyết được
cho là phải làm, thì việc chi tiêu của chính phủ vẫn cần được hỗ trợ từ
nguồn thu thuế, và các sắc thuế đưa vào trở thành một chi phí của nền kinh
tế. “Trở ngại tài khóa” này, như Burton Malkiel đã gọi, bắt nguồn từ hai
nguyên nhân. Thứ nhất, các loại thuế lấy tiền ra khỏi ví chúng ta. Điều này
tất yếu làm giảm sức mua, và do đó làm giảm lợi ích của chúng ta. Chính
phủ có thể tạo ra việc làm bằng cách đầu tư hàng tỉ đô-la vào việc sản xuất
các máy bay chiến đấu, nhưng chúng ta, những người dân, sẽ phải trả tiền
cho những chiếc máy bay đó bằng chính đồng lương của mình, điều đó có
nghĩa là chúng ta sẽ mua ít ti vi hơn, đóng góp ít hơn cho quỹ từ thiện và ít
có những dịp nghỉ lễ hơn. Như vậy, chính phủ không tạo ra, mà chỉ luân
chuyển hoặc phá hủy việc làm. Tác động này kém rõ ràng hơn ở những nhà
máy quân sự mới mọc, nơi có những các công nhân đang vui vẻ sản xuất
máy bay chiến đấu. (Khi thảo luận đến vấn đề vĩ mô ở phần sau của cuốn
sách, chúng ta sẽ kiểm tra lý thuyết Keynes, theo đó, chính phủ có thể nâng
cao mức tăng trưởng kinh tế bằng cách nạp nhiên liệu cho nền kinh tế trong
suốt thời kỳ suy thoái).

Thứ hai, và khó nắm bắt hơn, đánh thuế khiến các cá nhân phải thay đổi

hành vi theo những hướng làm cho nền kinh tế xấu đi mà chưa chắc đã
mang lại một nguồn thu nào cho chính phủ. Giả sử để bù lại những nguồn
thuế thất thu, chính quyền quyết định tăng thuế thu nhập lên 50 xu trên mỗi
đô-la kiếm được. Khi đó, những người ham thích làm việc có thể sẽ cân
nhắc lại. Trong tình huống này, tất cả mọi người đều thiệt. Những người
ham thích làm việc sẽ nghỉ việc (hoặc bắt đầu làm không đúng việc), còn
chính phủ không tăng được nguồn thu như kỳ vọng.

Như chúng ta đã nói đến trong Chương 2, các nhà kinh tế học coi sự

thiếu hiệu quả đi kèm với việc đánh thuế là “thiệt hại về gánh nặng thuế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.