ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 117

các chính trị gia.) Ở một mức thuế nào đó, mối quan hệ này là có thật. Nếu
thuế thu nhập cá nhân lên đến 95%, thì sẽ không có một ai làm quá nhiều
ngoài những gì cần thiết để tồn tại. Trong khi đó, việc cắt giảm thuế tới
50% gần như chắc chắn sẽ kéo nguồn thu của chính phủ lên cao.

Nhưng mối quan hệ tương tự này có đúng với Mỹ, nơi các mức thuế

được đánh thấp hơn rất nhiều, không? Đề án cắt giảm thuế của Reagan đã
cho ta câu trả lời: Không. Cắt giảm thuế nhiều không những không tăng
nguồn thu của chính phủ, mà còn gây ra thâm hụt ngân sách suốt 15 năm.
Phỏng đoán của Laffer dường như chỉ đúng với những người Mỹ giàu có.
Tất nhiên, điều này có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Trong một
vài thập kỷ qua, khi nền kinh tế ngày càng cần nhiều chất xám hơn là cơ
bắp, thu nhập của các công nhân có tay nghề cao tăng rất nhanh. Do đó,
những người Mỹ giàu có dễ dàng chi trả cho mức thuế cao hơn bởi vì thu
nhập của họ tăng lên đột biến, chứ không phải vì họ làm việc chăm chỉ hơn
để hưởng ứng mức thuế thấp hơn.

Ở Mỹ, nơi có tỷ lệ thuế thấp hơn nhiều so với các nước khác trên thế

giới, kinh tế học tán thành quan điểm giảm thuế là một điều ảo tưởng:
Chúng ta không thể cắt giảm thuế và có nhiều tiền hơn để chi cho các
chương trình chính phủ. Tuy nhiên, một số quan chức trong nội bộ chính
phủ có thể lại có quan điểm khác: Mức thuế thấp hơn đồng nghĩa với đầu tư
nhiều hơn. Điều này tạo nên tốc độ tăng trưởng lớn hơn trong dài hạn. Thật
dễ dàng gạt bỏ điều này khi nhận định nó như một chính sách ủng hộ người
giàu. Một chiếc bánh ngày càng to ra rất quan trọng, và có lẽ đó là điều
quan trọng nhất với những ai chỉ nhận được phần bánh nhỏ nhất. Khi nền
kinh tế tăng trưởng chậm chạp hoặc chìm trong suy thoái, đó cũng là khi
các công nhân thép và những người hầu bàn, chứ không phải các bác sĩ
phẫu thuật não và các giáo sư các trường đại học, bị sa thải. Rebecca Blank,
một nhà kinh tế học của trường Đại học Michigan và là thành viên của Uỷ
ban Tư vấn Kinh tế trong chính quyền Clinton, đã nhìn lại sự phát triển
kinh tế đáng chú ý những năm 1990 và nhận xét:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.