dạng hàng hóa công, vì sẽ là bất khả thi nếu nghiên cứu theo từng cá nhân
riêng lẻ. Tuy nhiên, tôi dám chắc nhiều người Mỹ vẫn thích nhìn thấy tiền
được đầu tư vào nơi khác hơn là phí phạm cho những dự án có mục đích
mơ hồ.
Nếu tôi thăm dò ý kiến một trăm nhà kinh tế học, gần như mỗi người
trong số họ sẽ nói với tôi rằng nâng cao đáng kể chất lượng giáo dục tiểu
học và trung học cơ sở ở đất nước này sẽ đem lại những lợi ích kinh tế to
lớn. Nhưng nhóm này cũng sẽ có nhiều ý kiến trước vấn đề liệu chúng ta có
nên tiêu nhiều tiền hơn cho giáo dục công không. Tại sao vậy? Bởi vì họ sẽ
không nhất trí ngay với việc liệu khi đổ tiền nhiều hơn cho hệ thống giáo
dục hiện nay có nâng cao được kết quả học tập của học sinh hay không.
Một vài hoạt động của chính phủ làm thu hẹp quy mô của chiếc
bánh nhưng vẫn có thể là điều nên làm xét trong bối cảnh xã hội mặt
xã hội. Thuần túy chuyển tiền từ người giàu sang người nghèo sẽ “không
hiệu quả,” vì gửi một tấm séc trị giá 1 đô-la cho một gia đình nghèo có thể
tốn 1,25 đô-la của nền kinh tế khi tính thêm phí chuyển tiền. Thuế cao để
hỗ trợ mạng lưới an sinh xã hội sẽ không có lợi cho những ai có tài sản hữu
ích như vốn con người và khiến những nước như Pháp trở thành một miền
đất hứa với một gia đình nghèo nhưng lại trở thành địa ngục với một doanh
nhân (và sẽ đến lúc, trở thành một công nhân kỹ thuật cao cũng trở nên bất
lợi). Nhìn chung, những chính sách đảm bảo tất cả mọi người đều có phần
bánh sẽ làm chậm lại quá trình phát triển của chính cái bánh đó, nhưng đôi
khi chúng ta vẫn cần thực hiện để đảm bảo tính công bằng của xã hội. Thu
nhập bình quân đầu người ở Mỹ cao hơn thu nhập bình quân đầu người ở
Pháp, nhưng nước Mỹ lại có nhiều trẻ em sống trong nghèo đói hơn và đó
là thực tế đáng buồn.
Các học giả có thể không nhất trí với hiện thực này. Thứ nhất, họ có thể
có những ưu tiên khác nhau. Do đó, họ sẵn sàng đánh đổi sự giàu có đến
một mức nhất định để lấy sự công bằng lớn hơn. Mỹ giàu hơn nhưng lại là