nước ít công bằng hơn so với hầu hết các nước châu Âu. Thứ hai, quan
niệm đơn giản về sự đánh đổi giữa của cải và sự công bằng đã đơn giản hóa
quá mức tình thế khó xử khi giúp những người chịu thiệt thòi nhất. Những
nhà kinh tế học quan tâm sâu sắc đến những người nghèo khổ nhất có thể
không đồng ý với những tranh cãi về việc người nghèo có nên được trợ
giúp nhiều hơn từ các chương trình tốn kém của chính phủ không, hay bằng
việc đánh thuế thấp sẽ khuyến khích tăng trưởng kinh tế và tạo cho nhiều
người Mỹ có thu nhập thấp cơ hội làm những công việc có thu nhập cao
hơn.
Đôi khi, sự tham gia của chính phủ vào nền kinh tế lại mang tính
phá hủy. Chính phủ độc đoán có thể giống như một tảng đá đeo trên cổ nền
kinh tế thị trường. Trong một chính phủ như thế, ý định tốt đẹp có thể tạo ra
những chương trình và quy định mà lợi ích của nó phản tác dụng do chi phí
của chúng quá cao, còn ý định xấu có thể dẫn đến những luật lệ chỉ có lợi
cho chính trị gia tham nhũng. Điều này đặc biệt đúng ở các nước đang phát
triển, nơi mà điều tốt đẹp chỉ đến khi chính phủ cân bằng đúng mức sự
tham gia của mình vào nền kinh tế. Như Jerry Jordan, Chủ tịch kiêm CEO
của Ngân hàng dự trữ Liên bang Cleveland đã nói: “Ranh giới giữa những
người giàu và nghèo xét trên bình diện kinh tế nằm ở chỗ vai trò của các
thể chế kinh tế, đặc biệt là thể chế công, là thúc đẩy sản xuất hay cấm sản
xuất.”
Tóm lại, chính phủ giống như con dao mổ của bác sĩ phẫu thuật: Đó là
một công cụ có thể khiến bệnh tình của bệnh nhân khá lên hay xấu đi. Sử
dụng cẩn thận và thận trọng, nó sẽ hỗ trợ quá trình điều trị. Nhưng đặt lầm
nó vào những bàn tay không đủ năng lực, hoặc cầm mạnh tay thì dù là với
những ý định tốt đẹp nhất, nó cũng có thể vô cùng tai hại.