ĐÔ-LA HAY LÁ NHO? - LỘT TRẦN CÔ NÀNG KINH TẾ HỌC - Trang 158

đầu tư cho phát triển một sản phẩm mới tốt hơn. Chính phủ có thể thu thuế
(lấy đi của chúng ta khoản tiêu dùng hiện tại nào đó) để hỗ trợ cho việc
nghiên cứu di truyền học giúp nâng cao sức khoẻ của chúng ta trong tương
lai. Trong mỗi trường hợp, chúng ta dùng các nguồn lực hiện có để làm lợi
cho chúng ta về sau. Vậy, đất nước chúng ta có đang đầu tư đủ để tiếp tục
nâng cao mức sống của người dân không?

Các cơ cấu pháp lý và thuế cũng ảnh hưởng tới việc tăng năng suất lao

động. Thuế cao, chính phủ tồi, quyền sở hữu không được bảo vệ đúng mức
hoặc các quy định quá mức có thể giảm bớt hoặc xoá bỏ những động lực
khuyến khích các hoạt động đầu tư hiệu quả. Các nhân tố xã hội như phân
biệt đối xử cũng tác động mạnh đến năng suất. Nếu một xã hội không tạo ra
các cơ hội học tập cho phụ nữ hoặc từ chối tạo cơ hội cho các thành viên
của một dân tộc, tầng lớp hay bộ tộc cụ thể, xã hội đó đang bỏ phí một
nguồn lực lớn. Tăng năng suất cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự đổi mới và
tiến bộ công nghệ. Tại sao Internet bùng nổ trong bối cảnh giữa những năm
1990 chứ không phải cuối những năm 1970? Tại sao chúng ta tách được
gen người nhưng chúng ta vẫn không có nguồn năng lượng sạch? Tóm lại,
thúc đẩy tăng năng suất cũng giống như việc nuôi trẻ: Chúng ta biết những
gì là quan trọng ngay cả khi không có một kế hoạch chi tiết nào định hướng
đứa trẻ sẽ là một vận động viên Olympic hay một nhà nghiên cứu ở Đại học
Harvard.

Nghiên cứu về vốn con người hàm chứa những ngụ ý sâu sắc đối với

chính sách công. Quan trọng hơn cả, nó có thể nói cho chúng ta biết tại sao
tất cả chúng ta không bị chết vì đói. Dân số trên trái đất này đã tăng lên 6 tỷ
người. Vậy, làm thế nào chúng ta có thể nuôi sống chừng ấy con người?
Trong thế kỷ XVIII, Thomas Malthus đã dự đoán rất chính xác về một
tương lai không sáng sủa đối với loài người bởi vì ông tin rằng ngay cả khi
giàu có hơn, sự gia tăng dân số sẽ vẫn khiến xã hội tiếp tục lãng phí các
nguồn lực. Những đứa trẻ mới ra đời sẽ chiếm hết phần thặng dư mà thế hệ
bố mẹ sản xuất ra. Theo ông, loài người chắc chắn sẽ sống bên bờ vực của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.