đẳng. Có phải quốc gia này ngày càng trở nên thiếu công bằng không?
Theo gần như tất cả các phương pháp đánh giá hiện nay, câu trả lời là đúng.
Trong những năm từ 1979 đến 1997, thu nhập bình quân của người giàu
thứ năm đất nước nhảy vọt từ mức cao gấp 9 lần thu nhập của người nghèo
thứ năm lên mức gấp 15 lần.
Khi cuộc suy thoái kinh tế kéo dài nhất lịch sử nước Mỹ diễn ra, những
người giàu nhất càng trở nên giàu hơn trong khi những người nghèo vẫn
dậm chân tại chỗ hoặc thậm chí nghèo hơn. Thu nhập trung bình (đã điều
chỉnh theo lạm phát) đối với người giàu thứ năm của nước Mỹ thực sự
giảm 3% trong giai đoạn 1979-1997 trước khi tăng vọt lên vào cuối những
năm 1990. Tuy nhiên, khi nhìn vào của cải tích luỹ, chứ không phải thu
nhập hàng năm của người dân, chúng ta sẽ thấy một bức tranh rất chênh
lệch. Dường như khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Mỹ đang
ngày giãn càng rộng ra.
Tại sao lại như vậy? Vốn con người có thể là lời lý giải sâu sắc nhất cho
hiện tượng xã hội này không? Trong một vài thập kỷ gần đây, những lao
động có tay nghề ở Mỹ luôn được trả lương cao hơn những lao động tay
nghề thấp và sự khác biệt này ngày càng tăng lên với tỷ lệ đáng chú ý. Vốn
con người trở nên quan trọng hơn và do đó đáng giá hơn trước kia rất
nhiều. Một trong những thước đo đơn giản về vốn con người là khoảng
cách giữa mức lương trả cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông với
mức lương trả cho sinh viên tốt nghiệp đại học. Đầu thập niên 1980, trung
bình số tiền mà một sinh viên tốt nghiệp đại học kiếm được cao hơn số tiền
mà một học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông 40%, và hiện nay là 80%.
Và tất nhiên, các con số không chỉ dừng tại đó.
Nền kinh tế của chúng ta đang phát triển theo hướng có lợi cho lao động
lành nghề. Ví dụ, công cuộc tin học hóa trong hầu hết các ngành công
nghiệp đang đứng về phía các lao động có kỹ năng máy tính hoặc có khả
năng sử dụng chúng. Công nghệ khiến những lao động thông minh làm