việc hiệu quả hơn trong khi sa thải những lao động có tay nghề thấp. Các
máy ATM thay các nhân viên thu ngân của ngân hàng; các trạm bán xăng
tự phục vụ thay cho những người phục vụ ở trạm xăng; các dây chuyền tự
động thay cho những công nhân làm các công việc không cần động não, lặp
đi lặp lại. Thực tế, dây chuyền sản xuất ở General Motors là hình ảnh thu
nhỏ xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế Mỹ ngày nay. Máy tính và robot
tinh vi thực hiện nhiệm vụ lắp ráp các bộ phận chính của một chiếc ô tô -
điều này đã tạo ra những công việc với mức lương hậu hĩnh cho các kỹ sư
viết phần mềm và thiết kế robot trong khi giảm nhu cầu đối với lao động
tay chân.
Trong khi đó, thương mại quốc tế cũng đặt những lao động tay nghề thấp
vào cuộc cạnh trạnh lớn hơn với những lao động tay nghề thấp khác trên
toàn cầu. Về lâu dài, thương mại quốc tế là một lực lượng mạnh có lợi,
nhưng trong ngắn hạn, nó có tác động tiêu cực đến nhiều người. Một mặt,
giống như công nghệ, nó khiến cuộc sống của những lao động lành nghề
trở nên dễ chịu hơn bởi vì nó cung cấp cho các thị trường những mặt hàng
xuất khẩu công nghệ cao. Boeing bán máy bay cho Singapore, Microsoft
bán phần mềm cho châu Âu, McKinsey & Company bán các dịch vụ tư vấn
cho châu Mỹ Latinh, v.v... Nhưng, mặt khác, thương mại quốc tế lại đặt lao
động có tay nghề thấp của chúng ta vào cuộc cạnh tranh với những lao
động giá rẻ ở Việt Nam. Nike có thể trả cho lao động Việt Nam mức lương
1 đô-la/ngày nhưng không thể tìm đâu một công nhân Mỹ chấp nhận mức
lương như thế.
Vẫn có rất nhiều ý kiến bất đồng về mức độ kéo giãn khoảng cách lương
bổng mà các nguyên nhân nêu trên góp phần gây ra. Vì các nghiệp đoàn
ngày càng có ít quyền lực hơn, nên những lao động chân tay cũng ít có
tiếng nói hơn tại bàn đàm phán. Trong khi đó, những lao động được trả
luơng cao ngày càng làm việc hiệu quả hơn những lao động được trả lương
thấp. Điều này làm tăng thêm khoảng cách thu nhập giữa hai bên. Sự bất
bình đẳng trong mức tăng thu nhập là có thật. Vậy, chúng ta có nên quan