v.v... họ phát hiện ra một bằng chứng rất chắc chắn chứng minh cho nhận
xét hài hước của H. L. Mencken: Người phụ nữ trong mẫu của họ sẽ có
nhiều khả năng tìm được việc nếu anh rể hoặc em rể cô kiếm được nhiều
hơn.
Robert Frank, nhà kinh tế học của trường Đại học Cornell, đồng thời là
tác giả của cuốn Luxury Fever, đã đưa ra một ví dụ rất thuyết phục khẳng
định sự giàu có tương đối - kích thước chiếc bánh của tôi so với của người
hàng xóm - là yếu tố quyết định quan trọng lợi ích của chúng ta. Những
người tham gia cuộc khảo sát của ông có hai sự lựa chọn: (A) bạn kiếm
được 110 nghìn đô-la và những người khác kiếm được 200 nghìn đô-la;
hoặc (B) bạn kiếm được 100 nghìn đô-la và những người khác kiếm được
85 nghìn đô-la. Frank giải thích: “Những con số thu nhập chính là sức mua
thực tế. Thu nhập của bạn trong lựa chọn A sẽ đủ điều kiện mua một ngôi
nhà lớn hơn 10% so với ngôi nhà bạn có thể mua trong lựa chọn B. Nếu
chọn chọn B, bạn sẽ phải từ bỏ một số tiền nhỏ trong toàn bộ thu nhập để
đổi lấy mức tăng lớn trong thu nhập tương đối.” Bạn sẽ giàu có hơn trong
lựa chọn A và ít giàu hơn trong lựa chọn B nhưng lại giàu hơn những người
khác. Lựa chọn nào sẽ khiến bạn vui vẻ hơn? Theo Frank, phần lớn người
Mỹ đều chọn B. Nói cách khác, thu nhập tương đối có ý nghĩa rất quan
trọng. Sự ghen tị có thể là một phần cho cách giải thích này. Frank đã chỉ ra
rằng, trong những môi trường xã hội phức tạp, chúng ta luôn tìm kiếm các
thước đo đánh giá hoạt động của mình và sự giàu có tương đối là một trong
những thước đo đó.
Có một mối quan tâm thứ hai thực tế hơn về sự gia tăng bất bình đẳng
trong thu nhập. Bên cạnh vấn đề về công bằng, khoảng cách giữa người
giàu và người nghèo có thể kiềm chế sự tăng trưởng kinh tế không? Có
quan điểm nào cho thấy sự bất bình đẳng trong thu nhập chấm dứt động cơ
thúc đẩy chúng ta làm việc chăm chỉ hơn và trở nên phản tác dụng không?
Điều này có thể xảy ra vì rất nhiều lý do. Người nghèo có thể bị tước quyền
công dân vì họ phản đối những thể chế kinh tế và chính trị quan trọng như